Samsung giới thiệu chiếc Galaxy Note 9 vào tuần trước, và họ cũng công bố rằng thiết bị này sẽ hoạt động tốt với Samsung DeX, một môi trường làm việc phong cách desktop mà bạn có thể chiếu lên màn hình lớn thông qua cáp hoặc adapter USB-C sang HDMI.
Nghe có vẻ khá đơn giản, và dường như Note 9 là một bước đi nữa giúp chúng ta tiến gần hơn đến giấc mơ smartphone biến hình thành máy tính: bạn có thể sử dụng chiếc điện thoại của mình để kích hoạt một giao diện điện toán phong cách desktop mà không cần chuột hay bàn phím, dù nó vẫn hỗ trợ cả hai.
Tất nhiên chẳng có lý do gì một chiếc điện thoại cực mạnh lại không thể hoạt động như một chiếc laptop được. Đây không phải là lần đầu tiên một hãng sản xuất smartphone đặt ra câu hỏi này, và trong quá khứ đã có nhiều thử nghiệm không mấy thành công để biến điều đó thành hiện thực. Trong hai năm trở lại đây, những chiếc smartphone đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với xung nhịp và số nhân vi xử lý gần như có thể đối chọi lại với laptop.
Trước khi chúng ta bàn đến DeX, hãy cùng lướt qua một số giải pháp khác từng xuất hiện trước đây.
Windows Phone Continuum
Nền tảng đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến khi nói về smartphone-desktop là Windows Phone và tính năng Continuum. Được công bố vào năm 2015, nó đã trải qua 2 năm phát triển nhưng không mang lại trải nghiệm người dùng hấp dẫn cho lắm. Khi Continuum đã trưởng thành và sẵn sàng ra mắt người tiêu dùng, nền tảng Windows Phone lại rơi vào tình cảnh sống không bằng chết.
Vấn đề càng tệ hơn khi mà hầu hết các ứng dụng Windows Phone không hề hoạt động với Continuum, do đó nó đã chết ngay khi vừa xuất hiện. Tuy nhiên, Continuum lại là một trong những thử nghiệm thú vị nhất trong việc biến điện thoại thành desktop.
Motorola Atrix với LapDock
Motorola Atrix lần đầu được vén màn tại CES 2011 và được tung ra vào quý 1 năm đó, dành riêng cho nhà mạng AT&T ở Mỹ. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng màn hình PenTile qHD với đồ họa 24-bit. Nhưng quan trọng hơn, nó có một tính năng được gọi là Webtop.
Khi đặt vào một phụ kiện dock laptop, bạn có thể sử dụng một desktop dựa trên hệ điều hành Ubuntu, với các thông báo Android, trình chơi đa phương tiện, và trình duyệt Firefox. Giống như bản thân chiếc Atrix, Webtop có số phận hẩm hiu và cuối cùng, mã nguồn của nó đã được đưa lên Sourceforge.
Palm Foleo
Vâng, một chiếc Palm!
Chiếc Palm Foleo đoản mệnh được công bố bởi Palm Inc. vào năm 2007 nhằm hỗ trợ cho dòng sản phẩm phổ biến hơn vào thời điểm đó là Treo. Nó chạy hệ điều hành Linux, có 256MB bộ nhớ flash, khả năng khởi động tức thì, và…bị hủy bỏ chỉ sau 3 tháng công bố.
Đây là một món phụ kiện kỳ quặc, chủ yếu là bởi nó không thực sự nhận hay gửi được email qua mạng Wi-Fi hay Bluetooth, mà lại truyền từ smartphone Palm của bạn thông qua đồng bộ hóa.
Ngoài ra, có một sự thật khá hay ho là nếu Palm Foleo thực sự được ra mắt vào lúc đó, nó sẽ đón đầu được một số dòng netbook mà sau này được giới thiệu đến thị trường tiêu dùng.
Redfly Mobile Companion
Nếu bạn nghĩ một chiếc laptop phụ trợ cho smartphone là một ý tưởng kỳ quặc, thì hãy làm quen với Redfly C7. Nó được giới thiệu vào năm 2007 (sau khi Palm hủy bỏ Folio), hỗ trợ các smartphone Windows Mobile, có thời lượng pin khoảng 5 tiếng và có 2 cổng USB.
Tuy nhiên, nó lại không có CPU, RAM và bộ nhớ trong của riêng mình, do đó nó hoàn toàn dựa dẫm vào một chiếc smartphone. Vì không hỗ trợ cho các điện thoại BlackBerry hay Nokia vốn rất phổ biến thời bấy giờ, nó nhanh chóng chìm vào quên lãng vì không tương thích với các thiết bị nào ngoài Windows Mobile.
Asus Zenfone PC Link
PC Link là phương thức chiếu màn hình Zenfone của Asus lên một máy tính Windows bằng cách mở rộng giao diện người dùng trên một màn hình lớn hơn và cho phép bạn chạy nó cùng với các ứng dụng trong cửa sổ khác. Bạn có thể kết nối Zenfone qua cáp USB-C hay phụ kiện dock của Asus, có hỗ trợ chuột và bàn phím. Đây không phải là một tính năng đột phá với người dùng Zenfone, nhưng nó mang lại sự linh hoạt trong việc sử dụng thiết bị.
Galaxy S8/S8+/S9/S9+/Note 8/Note 9 với Samsung DeX
Samsung DeX lần đầu xuất hiện với vai trò là một phụ kiện dock, và bạn có thể cắm vào đó một màn hình, bàn phím và chuột. Bằng cách đặt Galaxy S8/S8+, hay Note 8 vào dock này, bạn có thể tận hưởng trải nghiệm Samsung DeX. Ban đầu, món phụ kiện này không được quan tâm cho lắm: tại sao bạn lại muốn sử dụng một desktop hoàn chỉnh với điện thoại thay vì với một máy tính thực sự? Dù vậy, đây vẫn là một ý tưởng thú vị, và nó đã được mang lên Galaxy S9 và S9+ với nhiều cải tiến về mặt tốc độ.
Hiện tại, Galaxy Tab S4 và Galaxy Note 9 đã được tích hợp sẵn DeX. Tab S4 vốn có một tùy chọn cho phép sử dụng DeX thay cho giao diện Android mặc định, tất nhiên vẫn hỗ trợ nhiều ứng dụng Android. Không may là số lượng ứng dụng dành cho tablet của Android khá thiếu thốn, dẫn đến việc DeX trên Tab S4 không được lôi cuốn như mong đợi. Thêm nữa, bàn phím của Tab S4 lại cực kỳ mờ nhạt và người dùng luôn cần một con chuột – vốn có thể được thêm vào combo này thông qua kết nối Bluetooth. Tuy nhiên, DeX trên Tab S4 vẫn được xem là một giải pháp smartphone-máy tính chưa hoàn hảo, chưa được tích hợp hoàn chỉnh.
Mặt khác, có vẻ như Note 9 sẽ mang lại trải nghiệm DeX tốt nhất với chỉ một adapter và cáp USB-C sang HDMI để kết nối tới màn hình. Từ đó, bạn có thể sử dụng màn hình Note 9 như một touchpad, hoặc sử dụng bút S-Pen thay cho ngón tay của bạn.
Note 9 ở chế độ DeX cũng có thể đóng vai trò là một bàn phím, do đó có thể nói Note 9 là chiếc smartphone đầu tiên có thể chuyển đổi thành môi trường desktop đầy đủ mà không cần chuột và phím rời, hay phải tải thêm phần mềm phụ trợ nào. Bằng cách loại bỏ những rào cản nhỏ kia, Samsung đã giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc sử dụng DeX. Bạn chỉ cần một màn hình và một adapter HDMI sang USB-C. Một giải pháp cắm-và-chạy hoàn hảo.
Tất nhiên, bạn có thể làm bao nhiêu việc với Note 9 ở chế độ DeX còn tùy thuộc vào các nhà phát triển ứng dụng, trải nghiệm của người dùng Note 9, cũng như phải chờ xem kết quả của các bài đánh giá sắp tới. Nhưng phải thừa nhận rằng: trước Note 9, chưa bao giờ chúng ta lại có thể sử dụng một chiếc điện thoại dưới vai trò máy tính dễ dàng như lúc này.
Hé lộ công nghệ giúp Note9 có thể biến thành máy tính mà không cần phụ kiện DeX Pad
Nghe có vẻ khá đơn giản, và dường như Note 9 là một bước đi nữa giúp chúng ta tiến gần hơn đến giấc mơ smartphone biến hình thành máy tính: bạn có thể sử dụng chiếc điện thoại của mình để kích hoạt một giao diện điện toán phong cách desktop mà không cần chuột hay bàn phím, dù nó vẫn hỗ trợ cả hai.
Tất nhiên chẳng có lý do gì một chiếc điện thoại cực mạnh lại không thể hoạt động như một chiếc laptop được. Đây không phải là lần đầu tiên một hãng sản xuất smartphone đặt ra câu hỏi này, và trong quá khứ đã có nhiều thử nghiệm không mấy thành công để biến điều đó thành hiện thực. Trong hai năm trở lại đây, những chiếc smartphone đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với xung nhịp và số nhân vi xử lý gần như có thể đối chọi lại với laptop.
Trước khi chúng ta bàn đến DeX, hãy cùng lướt qua một số giải pháp khác từng xuất hiện trước đây.
Windows Phone Continuum
Nền tảng đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến khi nói về smartphone-desktop là Windows Phone và tính năng Continuum. Được công bố vào năm 2015, nó đã trải qua 2 năm phát triển nhưng không mang lại trải nghiệm người dùng hấp dẫn cho lắm. Khi Continuum đã trưởng thành và sẵn sàng ra mắt người tiêu dùng, nền tảng Windows Phone lại rơi vào tình cảnh sống không bằng chết.
Vấn đề càng tệ hơn khi mà hầu hết các ứng dụng Windows Phone không hề hoạt động với Continuum, do đó nó đã chết ngay khi vừa xuất hiện. Tuy nhiên, Continuum lại là một trong những thử nghiệm thú vị nhất trong việc biến điện thoại thành desktop.
Motorola Atrix với LapDock
Motorola Atrix lần đầu được vén màn tại CES 2011 và được tung ra vào quý 1 năm đó, dành riêng cho nhà mạng AT&T ở Mỹ. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng màn hình PenTile qHD với đồ họa 24-bit. Nhưng quan trọng hơn, nó có một tính năng được gọi là Webtop.
Khi đặt vào một phụ kiện dock laptop, bạn có thể sử dụng một desktop dựa trên hệ điều hành Ubuntu, với các thông báo Android, trình chơi đa phương tiện, và trình duyệt Firefox. Giống như bản thân chiếc Atrix, Webtop có số phận hẩm hiu và cuối cùng, mã nguồn của nó đã được đưa lên Sourceforge.
Palm Foleo
Vâng, một chiếc Palm!
Chiếc Palm Foleo đoản mệnh được công bố bởi Palm Inc. vào năm 2007 nhằm hỗ trợ cho dòng sản phẩm phổ biến hơn vào thời điểm đó là Treo. Nó chạy hệ điều hành Linux, có 256MB bộ nhớ flash, khả năng khởi động tức thì, và…bị hủy bỏ chỉ sau 3 tháng công bố.
Đây là một món phụ kiện kỳ quặc, chủ yếu là bởi nó không thực sự nhận hay gửi được email qua mạng Wi-Fi hay Bluetooth, mà lại truyền từ smartphone Palm của bạn thông qua đồng bộ hóa.
Ngoài ra, có một sự thật khá hay ho là nếu Palm Foleo thực sự được ra mắt vào lúc đó, nó sẽ đón đầu được một số dòng netbook mà sau này được giới thiệu đến thị trường tiêu dùng.
Redfly Mobile Companion
Nếu bạn nghĩ một chiếc laptop phụ trợ cho smartphone là một ý tưởng kỳ quặc, thì hãy làm quen với Redfly C7. Nó được giới thiệu vào năm 2007 (sau khi Palm hủy bỏ Folio), hỗ trợ các smartphone Windows Mobile, có thời lượng pin khoảng 5 tiếng và có 2 cổng USB.
Tuy nhiên, nó lại không có CPU, RAM và bộ nhớ trong của riêng mình, do đó nó hoàn toàn dựa dẫm vào một chiếc smartphone. Vì không hỗ trợ cho các điện thoại BlackBerry hay Nokia vốn rất phổ biến thời bấy giờ, nó nhanh chóng chìm vào quên lãng vì không tương thích với các thiết bị nào ngoài Windows Mobile.
Asus Zenfone PC Link
PC Link là phương thức chiếu màn hình Zenfone của Asus lên một máy tính Windows bằng cách mở rộng giao diện người dùng trên một màn hình lớn hơn và cho phép bạn chạy nó cùng với các ứng dụng trong cửa sổ khác. Bạn có thể kết nối Zenfone qua cáp USB-C hay phụ kiện dock của Asus, có hỗ trợ chuột và bàn phím. Đây không phải là một tính năng đột phá với người dùng Zenfone, nhưng nó mang lại sự linh hoạt trong việc sử dụng thiết bị.
Galaxy S8/S8+/S9/S9+/Note 8/Note 9 với Samsung DeX
Samsung DeX lần đầu xuất hiện với vai trò là một phụ kiện dock, và bạn có thể cắm vào đó một màn hình, bàn phím và chuột. Bằng cách đặt Galaxy S8/S8+, hay Note 8 vào dock này, bạn có thể tận hưởng trải nghiệm Samsung DeX. Ban đầu, món phụ kiện này không được quan tâm cho lắm: tại sao bạn lại muốn sử dụng một desktop hoàn chỉnh với điện thoại thay vì với một máy tính thực sự? Dù vậy, đây vẫn là một ý tưởng thú vị, và nó đã được mang lên Galaxy S9 và S9+ với nhiều cải tiến về mặt tốc độ.
Hiện tại, Galaxy Tab S4 và Galaxy Note 9 đã được tích hợp sẵn DeX. Tab S4 vốn có một tùy chọn cho phép sử dụng DeX thay cho giao diện Android mặc định, tất nhiên vẫn hỗ trợ nhiều ứng dụng Android. Không may là số lượng ứng dụng dành cho tablet của Android khá thiếu thốn, dẫn đến việc DeX trên Tab S4 không được lôi cuốn như mong đợi. Thêm nữa, bàn phím của Tab S4 lại cực kỳ mờ nhạt và người dùng luôn cần một con chuột – vốn có thể được thêm vào combo này thông qua kết nối Bluetooth. Tuy nhiên, DeX trên Tab S4 vẫn được xem là một giải pháp smartphone-máy tính chưa hoàn hảo, chưa được tích hợp hoàn chỉnh.
Mặt khác, có vẻ như Note 9 sẽ mang lại trải nghiệm DeX tốt nhất với chỉ một adapter và cáp USB-C sang HDMI để kết nối tới màn hình. Từ đó, bạn có thể sử dụng màn hình Note 9 như một touchpad, hoặc sử dụng bút S-Pen thay cho ngón tay của bạn.
Note 9 ở chế độ DeX cũng có thể đóng vai trò là một bàn phím, do đó có thể nói Note 9 là chiếc smartphone đầu tiên có thể chuyển đổi thành môi trường desktop đầy đủ mà không cần chuột và phím rời, hay phải tải thêm phần mềm phụ trợ nào. Bằng cách loại bỏ những rào cản nhỏ kia, Samsung đã giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc sử dụng DeX. Bạn chỉ cần một màn hình và một adapter HDMI sang USB-C. Một giải pháp cắm-và-chạy hoàn hảo.
Tất nhiên, bạn có thể làm bao nhiêu việc với Note 9 ở chế độ DeX còn tùy thuộc vào các nhà phát triển ứng dụng, trải nghiệm của người dùng Note 9, cũng như phải chờ xem kết quả của các bài đánh giá sắp tới. Nhưng phải thừa nhận rằng: trước Note 9, chưa bao giờ chúng ta lại có thể sử dụng một chiếc điện thoại dưới vai trò máy tính dễ dàng như lúc này.
Hé lộ công nghệ giúp Note9 có thể biến thành máy tính mà không cần phụ kiện DeX Pad