Google đã tạo ra một phép màu khi tung ra chiếc điện thoại Pixel đầu tiên. Đã có nhiều nghi hoặc với việc Google tự mình làm smartphone, nhưng họ tiếp tục tung ra Pixel 2, dù khởi đầu khó khăn, vẫn được xem là hiện thân của một chiếc smartphone Android hoàn hảo. Với Pixel 3 năm nay, Google đang cố chứng minh câu nói “quá tam ba bận”, nhưng có lẽ lần này mọi việc sẽ không được thuận lợi như trước. Tất nhiên, nguyên nhân không phải xuất phát từ chiếc “tai thỏ” mà ai cũng ghét đâu.
Thiết kế
Phần khoét trên màn hình Pixel 3 có vai trò cụ thể hẳn hoi, nhưng chúng ta đang nói về mặt thiết kế chứ không phải tính năng. Nếu điện thoại Pixel được xem là “hình mẫu” để mọi điện thoại Android khác sao chép, nó sẽ phải đưa ra chỉ dẫn làm sao để thiết kế phần khoét một cách đúng đắn nhất. Nhưng không, từ những hình ảnh rò rỉ, Pixel 3 có phần khoét với chiều cao thuộc loại lớn nhất từng thấy trên Android, chắc chắn không thể khiến người dùng cảm thấy thoải mái, và nó cũng chẳng hợp lý lắm nếu xét đến giao diện người dùng.
Và bạn có để ý thấy điều gì không? Pixel 3 có một “cái cằm”! Người dùng có thể tha thứ cho Google về “tai thỏ” nếu nó giúp giảm thiểu kích thước viền máy. Nhưng đã “tai thỏ” lại còn có “cái cằm” dày đến vậy ư? Vậy thì thay đổi thiết kế của Google thực sự nhằm mục đích gì?
Cấu hình
Người dùng kỳ vọng những chiếc smartphone cao cấp, đắt tiền phải có phần cứng thuộc loại tốt nhất của tốt nhất. Một số hãng sản xuất chiều ý họ, trong khi một số khác chọn giải pháp nhẹ nhàng hơn. Còn Google thì sao? Đơn giản là khó hiểu.
Theo những rò rỉ, Google Pixel 3 sẽ sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 845 và có màn hình ít nhất là FHD+ hoặc QHD+, tùy vào mẫu XL hay mẫu thường. Chúng ta bắt đầu thấy có gì đó “sai sai” từ đây.
4GB RAM có lẽ là con số tối thiểu đối với bất kỳ điện thoại flagship cao cấp nào ngày nay, và ddaa là lượng RAM trên điện thoại Pixel từ năm 2016. 4GB RAM đi kèm với bộ nhớ trong 64GB được xem là khá hạn chế, đặc biệt khi bạn không thể cắm thêm thẻ nhớ mở rộng. Và nếu viên pin của Pixel 3 XL thực sự có dung lượng 3.430mAh, thì đó quả là một sự thất vọng to lớn khi mà pin của Pixel 2 XL năm ngoái đã là 3.520mAh.
Một số người sẽ tranh cãi rằng 6GB hay 8GB RAM là thừa thãi, chỉ là mánh lới quảng cáo không hơn không kém, rằng bạn luôn có thể tải tập tin và ảnh lên đám mây, rằng pin nhỏ hơn thì quản lý năng lượng tốt hơn, như Apple đã làm bao lâu nay. Đúng là thế, nhưng bạn sẽ tự hỏi rằng mình đang trả cả một khoản tiền lớn cho cái gì vậy?
Camera
Nếu có một thứ mà điện thoại Pixel chẳng hề thay đổi, có lẽ đó là camera. Chỉ có đúng 1 cái ở mặt sau! Pixel 3 có vẻ như sẽ tiếp tục quan điểm của Google rằng đừng lãng phí tiền bạc vào phần cứng khi phần mềm cũng có thể làm tốt không kém. Có những tin đồn rằng Pixel 3 sẽ có camera kép ở mặt trước – nghe khá lạ nhưng không phải là không có khả năng.
Nhưng những gì từng thành công trên Pixel 1 và 2 có lẽ không còn hiệu nghiệm với Pixel 3. Chiếc Pixel 2 đã nhanh chóng “chìm xuồng” trước nhiều flagship của năm 2017. Nhiều người vẫn tin tưởng camera của Pixel 2, và có lẽ sẽ tiếp tục tin tưởng camera của Pixel 3. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là sự ưu việt của camera Pixel không còn tuyệt đối như trước nữa.
Giá bán
Thành thật mà nói, Pixel 3 và Pixel 3 XL sẽ đáp ứng được một số kỳ vọng của người dùng, trừ RAM ra. Nó sẽ vẫn có một số lỗi mà người dùng luôn than phiền, như không có jack headphone hay khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Và một số Android fan, đặc biệt là những người “căm thù” các bản ROM tùy biến, trải nghiệm trên Pixel 3 và Pixel 3 XL có thể gói gọn trong 1 từ: OK. Nhưng bạn sẽ lại tự hỏi, mình sẽ phải trả bao nhiêu tiền chỉ để có được một trải nghiệm “OK”?
Nếu Pixel 3 giống như người tiền nhiệm, nó sẽ có giá ngang ngửa với các smartphone cao cấp cùng thời. Giá khởi điểm của Pixel 2 bản 64GB là 650 USD và Pixel 2 XL bản 64GB là 850 USD. Nếu vẫn theo đà này, Pixel 3 và Pixel 3 XL sẽ có giá lần lượt là 700 USD và 900 USD. Nhưng ngay cả khi giá không thay đổi, Pixel 3 sẽ phải cạnh tranh với các smartphone cùng phân khúc có cấu hình phần cứng mạnh hơn nhiều. Do đó, dù bạn sẽ có được trải nghiệm Android không ứng dụng rác và cập nhật nhanh, bạn sẽ không có camera kép, không có RAM khủng, không khe cắm thẻ nhớ, và không jack headphone. Nó giống như bạn trả nhiều tiền hơn để không có được những tính năng đó vậy.
Pixel 3 sẽ dùng để làm gì?
Những điều trên làm dấy lên một câu hỏi, rằng Pixel 3 sẽ dùng để làm gì? Nó không đủ mạnh để trở thành một cỗ máy chiến game như Razer Phone hay ASUS ROG Phone, hay làm desktop thay thế như Galaxy Note 9. Nó quá đắt để trở thành một chiếc điện thoại thông thường đối với các tín đồ Android thuần. Xét những giới hạn về phần cứng và những đặc thù của nó, Pixel 3 phù hợp nhất với nhiếp ảnh di động dựa vào phần mềm để tăng cường chất lượng ảnh và tương tác AI, tất cả đều được hỗ trợ bởi điện toán đám mây của Google.
Camera của Pixel đã luôn dựa vào các thuật toán để mang lại chất lượng tương đương với các camera kép cao cấp. Và với mỗi lần nâng cấp, Google lại tiến gần hơn đến việc làm mọi thứ thông qua AI và học máy. Và với các ứng dụng web progressive, các ứng dụng tức thời, Google Assistant, thì lưu trữ trên máy và dung lượng RAM ngày càng ít đáng bận tâm hơn so với sức mạnh xử lý. Theo một cách nào đó, Google đang đi theo hướng của Amazon, biến điện thoại Pixel thành cánh cổng dẫn đến các ứng dụng và dịch vụ của mình, nhưng khác với Amazon, điện thoại Pixel đắt hơn nhiều.
Thực sự bạn đang trả tiền cho điều gì?
Nếu Google không phá hỏng mọi thứ, thì Pixel 3 và Pixel 3 XL sẽ không khó để tìm được một lượng fan và những khách hàng sẵn sàng bỏ tiền túi. Vẫn có khá ít các hãng sản xuất điện thoại có khả năng cập nhật hệ điều hành nhanh như Google (Essential là một trường hợp, và hãng này lại vừa tuyên bố không ra mắt điện thoại nữa), và với một vài thành phần người dùng Android, chỉ riêng việc đó cũng đã xứng đáng để họ bỏ tiền ra rồi. Tuy nhiên, sau mỗi năm, Google càng khó có thể biện minh cho mức giá họ đưa ra, trừ khi họ thực sự tạo ra một phép màu khác. Dù sao thì đến thời điểm này, mọi thứ liên quan đến Pixel 3 chỉ là tin đồn và những hình ảnh rò rỉ. Hi vọng Google chứng minh chúng ta đều đã sai!
Tham khảo: SlashGear Google Pixel 3 XL bất ngờ lộ diện qua hình ảnh thực tế và video mở hộp
Thiết kế
Phần khoét trên màn hình Pixel 3 có vai trò cụ thể hẳn hoi, nhưng chúng ta đang nói về mặt thiết kế chứ không phải tính năng. Nếu điện thoại Pixel được xem là “hình mẫu” để mọi điện thoại Android khác sao chép, nó sẽ phải đưa ra chỉ dẫn làm sao để thiết kế phần khoét một cách đúng đắn nhất. Nhưng không, từ những hình ảnh rò rỉ, Pixel 3 có phần khoét với chiều cao thuộc loại lớn nhất từng thấy trên Android, chắc chắn không thể khiến người dùng cảm thấy thoải mái, và nó cũng chẳng hợp lý lắm nếu xét đến giao diện người dùng.
Và bạn có để ý thấy điều gì không? Pixel 3 có một “cái cằm”! Người dùng có thể tha thứ cho Google về “tai thỏ” nếu nó giúp giảm thiểu kích thước viền máy. Nhưng đã “tai thỏ” lại còn có “cái cằm” dày đến vậy ư? Vậy thì thay đổi thiết kế của Google thực sự nhằm mục đích gì?
Cấu hình
Người dùng kỳ vọng những chiếc smartphone cao cấp, đắt tiền phải có phần cứng thuộc loại tốt nhất của tốt nhất. Một số hãng sản xuất chiều ý họ, trong khi một số khác chọn giải pháp nhẹ nhàng hơn. Còn Google thì sao? Đơn giản là khó hiểu.
Theo những rò rỉ, Google Pixel 3 sẽ sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 845 và có màn hình ít nhất là FHD+ hoặc QHD+, tùy vào mẫu XL hay mẫu thường. Chúng ta bắt đầu thấy có gì đó “sai sai” từ đây.
4GB RAM có lẽ là con số tối thiểu đối với bất kỳ điện thoại flagship cao cấp nào ngày nay, và ddaa là lượng RAM trên điện thoại Pixel từ năm 2016. 4GB RAM đi kèm với bộ nhớ trong 64GB được xem là khá hạn chế, đặc biệt khi bạn không thể cắm thêm thẻ nhớ mở rộng. Và nếu viên pin của Pixel 3 XL thực sự có dung lượng 3.430mAh, thì đó quả là một sự thất vọng to lớn khi mà pin của Pixel 2 XL năm ngoái đã là 3.520mAh.
Một số người sẽ tranh cãi rằng 6GB hay 8GB RAM là thừa thãi, chỉ là mánh lới quảng cáo không hơn không kém, rằng bạn luôn có thể tải tập tin và ảnh lên đám mây, rằng pin nhỏ hơn thì quản lý năng lượng tốt hơn, như Apple đã làm bao lâu nay. Đúng là thế, nhưng bạn sẽ tự hỏi rằng mình đang trả cả một khoản tiền lớn cho cái gì vậy?
Camera
Nếu có một thứ mà điện thoại Pixel chẳng hề thay đổi, có lẽ đó là camera. Chỉ có đúng 1 cái ở mặt sau! Pixel 3 có vẻ như sẽ tiếp tục quan điểm của Google rằng đừng lãng phí tiền bạc vào phần cứng khi phần mềm cũng có thể làm tốt không kém. Có những tin đồn rằng Pixel 3 sẽ có camera kép ở mặt trước – nghe khá lạ nhưng không phải là không có khả năng.
Nhưng những gì từng thành công trên Pixel 1 và 2 có lẽ không còn hiệu nghiệm với Pixel 3. Chiếc Pixel 2 đã nhanh chóng “chìm xuồng” trước nhiều flagship của năm 2017. Nhiều người vẫn tin tưởng camera của Pixel 2, và có lẽ sẽ tiếp tục tin tưởng camera của Pixel 3. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là sự ưu việt của camera Pixel không còn tuyệt đối như trước nữa.
Giá bán
Thành thật mà nói, Pixel 3 và Pixel 3 XL sẽ đáp ứng được một số kỳ vọng của người dùng, trừ RAM ra. Nó sẽ vẫn có một số lỗi mà người dùng luôn than phiền, như không có jack headphone hay khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Và một số Android fan, đặc biệt là những người “căm thù” các bản ROM tùy biến, trải nghiệm trên Pixel 3 và Pixel 3 XL có thể gói gọn trong 1 từ: OK. Nhưng bạn sẽ lại tự hỏi, mình sẽ phải trả bao nhiêu tiền chỉ để có được một trải nghiệm “OK”?
Nếu Pixel 3 giống như người tiền nhiệm, nó sẽ có giá ngang ngửa với các smartphone cao cấp cùng thời. Giá khởi điểm của Pixel 2 bản 64GB là 650 USD và Pixel 2 XL bản 64GB là 850 USD. Nếu vẫn theo đà này, Pixel 3 và Pixel 3 XL sẽ có giá lần lượt là 700 USD và 900 USD. Nhưng ngay cả khi giá không thay đổi, Pixel 3 sẽ phải cạnh tranh với các smartphone cùng phân khúc có cấu hình phần cứng mạnh hơn nhiều. Do đó, dù bạn sẽ có được trải nghiệm Android không ứng dụng rác và cập nhật nhanh, bạn sẽ không có camera kép, không có RAM khủng, không khe cắm thẻ nhớ, và không jack headphone. Nó giống như bạn trả nhiều tiền hơn để không có được những tính năng đó vậy.
Pixel 3 sẽ dùng để làm gì?
Những điều trên làm dấy lên một câu hỏi, rằng Pixel 3 sẽ dùng để làm gì? Nó không đủ mạnh để trở thành một cỗ máy chiến game như Razer Phone hay ASUS ROG Phone, hay làm desktop thay thế như Galaxy Note 9. Nó quá đắt để trở thành một chiếc điện thoại thông thường đối với các tín đồ Android thuần. Xét những giới hạn về phần cứng và những đặc thù của nó, Pixel 3 phù hợp nhất với nhiếp ảnh di động dựa vào phần mềm để tăng cường chất lượng ảnh và tương tác AI, tất cả đều được hỗ trợ bởi điện toán đám mây của Google.
Camera của Pixel đã luôn dựa vào các thuật toán để mang lại chất lượng tương đương với các camera kép cao cấp. Và với mỗi lần nâng cấp, Google lại tiến gần hơn đến việc làm mọi thứ thông qua AI và học máy. Và với các ứng dụng web progressive, các ứng dụng tức thời, Google Assistant, thì lưu trữ trên máy và dung lượng RAM ngày càng ít đáng bận tâm hơn so với sức mạnh xử lý. Theo một cách nào đó, Google đang đi theo hướng của Amazon, biến điện thoại Pixel thành cánh cổng dẫn đến các ứng dụng và dịch vụ của mình, nhưng khác với Amazon, điện thoại Pixel đắt hơn nhiều.
Thực sự bạn đang trả tiền cho điều gì?
Nếu Google không phá hỏng mọi thứ, thì Pixel 3 và Pixel 3 XL sẽ không khó để tìm được một lượng fan và những khách hàng sẵn sàng bỏ tiền túi. Vẫn có khá ít các hãng sản xuất điện thoại có khả năng cập nhật hệ điều hành nhanh như Google (Essential là một trường hợp, và hãng này lại vừa tuyên bố không ra mắt điện thoại nữa), và với một vài thành phần người dùng Android, chỉ riêng việc đó cũng đã xứng đáng để họ bỏ tiền ra rồi. Tuy nhiên, sau mỗi năm, Google càng khó có thể biện minh cho mức giá họ đưa ra, trừ khi họ thực sự tạo ra một phép màu khác. Dù sao thì đến thời điểm này, mọi thứ liên quan đến Pixel 3 chỉ là tin đồn và những hình ảnh rò rỉ. Hi vọng Google chứng minh chúng ta đều đã sai!
Tham khảo: SlashGear Google Pixel 3 XL bất ngờ lộ diện qua hình ảnh thực tế và video mở hộp