Các đối tác tài xế hiện nay và đối tác tài xế mới tham gia có thể gia tăng thu nhập và có thêm cơ hội việc làm thông qua dịch vụ giao nhận thức ăn, bên cạnh dịch vụ vận chuyển. Trong khi đó, các đối tác kinh doanh giờ đây có thể sở hữu thêm cửa hàng trực tuyến để phục vụ lượng khách hàng sử dụng mạng internet và điện thoại di động bằng cách tận dụng đội ngũ đối tác tài xế của Grab.
Thay vì phải dựa vào khách đến tận nhà hàng/quán ăn, doanh thu của các đối tác kinh doanh có thể tăng lên nhờ được tiếp cận với nền tảng khách hàng của Grab cũng như tiếp cận với kênh tiếp thị GrabFood để phát triển kinh doanh.
Được biết, GrabFood đã được triển khai đầu tiên tại Jakarta (Indonesia) vào năm 2016 và sau đó được thử nghiệm tại Bangkok (Thái Lan) vào năm 2017. Khảo sát đối với các đối tác kinh doanh tại hai thành phố này cho thấy họ đã gặt hái được thêm nhiều lợi ích nhờ việc đưa nhà hàng của mình lên trực tuyến, từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và nhận được nhiều đơn hàng thông qua GrabFood, giúp doanh thu tăng lên.
Khi thực hiện đặt món ăn trên GrabFood, ứng dụng sẽ tự động định vị vị trí khách hàng để đề xuất danh sách các nhà hàng ở gần. Tuy nhiên khách hàng có thể theo dõi vị trí của đối tác tài xế ngay trên ứng dụng theo thời gian thực. Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng tính năng GrabChat để trao đổi với tài xế về bất kỳ ghi chú nào cho món ăn, ví dụ món không cay; hoặc nhắn tin cho tài xế cho đến khi hoàn tất khâu thanh toán.