Bức ảnh gốc về bức thư tay và CD bên trong.
Dĩ nhiên, tất cả đều được liệt vào danh sách nghi ngờ và thẩm tra kỹ càng trước khi sử dụng, phát hiện ngay đó là một kế hoạch xâm nhập thông tin. Một số nơi bị gửi thư tay đến là Cục Lưu trữ Quốc gia, Sở Văn hóa… Sau cùng, Trung Quốc là nơi được các chuyên gia xác nhận đã gửi những bức thư này đến.“Trò lừa đảo này trông có vẻ thô sơ và lạc hậu, nhưng thực chất nó đánh vào sự tò mò của người nhận, rằng họ sẽ có ham muốn thử xem trong chiếc CD có gì mà không nghĩ rằng lại chứa mã độc có sẵn. Theo điều tra từ Trung tâm Phân tích và Chia sẻ Thông tin Liên bang (MS-ISAC), những bức thư tay này được gửi từ Trung Quốc, có mã phong bì của họ và một vài ký tự ngôn ngữ liên quan,” Brian Krebs đăng tải.Chưa hết, Krebs cũng bày tỏ thêm những cảm nghĩ cá nhân hài hước của mình: “Tôi phải thừa nhận rằng lẽ ra họ đã có thể dễ dàng nghĩ đến một cách lừa thuyết phục hơn tí chứ nhỉ? Chẳng hạn như thay CD thành ổ USB, hoặc bỏ thêm chút công sức viết một bức thư hỏi thăm giả mạo rồi lừa cắm USB vào máy – ít nhất thì cũng đừng để lộ mình là một người không biết nổi tiếng Anh.”Cách nghĩ của Krebs không phải là không có cơ sở. Trước đây đã có rất nhiều vụ phát giác mã độc bằng USB được tiến hành ở Mỹ, nhất là những đợt nhiều vụ tìm thấy USB ngẫu nhiên trong hòm thư, nhưng người ta vẫn tò mò cắm thử để xem có ai đó gửi gì thú vị cho mình hay không. Theo thống kê tại Mỹ, đã có 48% số USB lạ được cắm vào máy tính, thậm chí còn truy cập thử các file bên trong chỉ vì thiếu hiểu biết và tò mò.