Với khả năng phóng 50 mũi tên lớn cùng khả năng gây sát thương cực cao, các phiên bản cải tiến có thể phóng ra nhiều mũi tên lớn hơn và sức sát thương lớn hơn; một dàn Hwacha có thể xuyên thủng nhiều loại giáp bảo vệ tốt nhất thế kỷ 15.
Theo War is Boring, vào cuối thể kỷ XIV, triều đình Joseon của Triều Tiên đã tiến hành các hoạt động gián điệp bí mật nhằm ăn cắp công nghệ chế tạo thuốc súng và hỏa tiễn bí mật của Trung Quốc để chống lại những nhóm cướp biển từ Nhật Bản.
Nhờ sự du nhập thuốc súng từ Trung Hoa, Triều Tiên đã tiến hành phát triển thành công Hwacha – một trong những hệ thống tên lửa đầu tiên trên thế giới. Năm 1409, chiếc Hwacha đầu tiên được chế tạo và đến năm 1451 đã được cải tiến và phổ biến trong quân đội.
“Siêu hỏa tiễn” Hwacha của Triều Tiên. (Ảnh: b2b.mekia.net)
Trong giai đoạn thế kỷ 13 – 14, công nghệ phát triển thuốc súng của thuốc súng rất phát triển tại Trung Quốc nhưng hỏa tiễn được làm ra có độ chính xác và tính hiệu quả không cao, nó chỉ dùng nhiều trên chiến trường với mục đích dọa ngựa chiến trong lực lượng kỵ binh. Ngoài ra, Trung Quốc không muốn tiết lộ bí mật quốc gia cho bất kỳ một ai.
Năm 1377, một thương gia Trung Quốc đã đồng ý tiết lộ cho Triều Tiên tài liệu và phương pháp chế tạo thuốc súng và cùng lúc đó một nhà phát minh Triều Tiên là Choe Mu-seon tìm ra cách tổng hợp thuốc súng từ đất. Nhờ có công nghệ quý giá này, Triều Tiên đã phát triển mạnh và sử dụng thường xuyên các loại vũ khí như hỏa tiễn, đại bác, súng hỏa mai trong những trận hải chiến với cướp biển trong những năm 1380.
Nổi tiếng nhất là trận chiến với lực lượng cướp biển Nhật Bản vào năm 1419, hạm đội hải quân của Triều Tiên đã tiêu diệt hoàn toàn lực lượng cướp biển này nhờ vào hệ thống hỏa tiễn Hwacha, đủ để thấy sức mạnh đáng gờm của loại vũ khí này.
Thiết kế chính của vũ khí độc đáo này gồm một bệ phóng với 100 – 200 ống phóng đường kính từ 2-4cm, được gắn trên chiếc xe đẩy 2 bánh gọn nhẹ, vượt xa hệ thống do Trung Quốc sản xuất. Hwacha có thể bắn ra những mũi tên dài 1m gắn thuốc phóng và đôi khi là cả thuốc nổ ở đầu hoặc dùng mũi tên thường, với tầm bắn lên đến 100m, thậm chí tới 400 – 500 m nếu được đặt trên cao điểm và những mũi tên đủ sức xuyên thủng mọi loại áo giáp và lá chắn trong khoảng cách này.
Thiết kế của siêu hỏa tiễn Hwacha. (Ảnh: Dragon’s Armory)
Hwacha có thể dùng mũi tên nhỏ để tăng tầm bắn. (Ảnh: Google Sites)
Nó tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc phòng thủ các thành trì, pháo đài, cứ điểm và đặc biệt lợi hại với đội hình dày đặc của đối phương. Vì được làm bằng gỗ và đặt trên bánh xe nên Hwacha có tính cơ động rất cao, hơn rất nhiều so với các ác khẩu pháo đúc bằng sắt cùng thời, trong khi kíp pháo chỉ cần tối đa 4 người.
Nỗi ác mộng của Samurai Nhật trong chiến tranh Nhật – Triều
Năm 1592, lãnh chúa Nhật Bản Toyotomi Hideyoshi huy động 158.000 quân bất ngờ tấn công Triều Tiên, mở đầu cho Chiến tranh Imjin. Trước đó Nhật Bản nhắm đến việc chinh phạt Nữ Chân, nhà Minh (Trung Quốc) và Ấn Độ, họ muốn mượn đường từ Triều Tiên để đánh úp bất ngờ nhà Minh, nhưng triều đình Joseon không cho quân Nhật mượn đường khiến Nhật Bản quyết định tấn công trả đũa người Triều Tiên.
Quận Minh cùng triều đình Joseon đã liên kết với nhau đã đánh tan quân Nhật khỏi Bình Nhưỡng và tiếp tục cuộc chiến giành lại quyền kiểm soát Seoul nhưng thất bại. Quân Minh bị thiệt hại nặng nề và quân đội Joseon lúc này phải tự mình cứu lấy Seoul.
Quân Nhật đổ bộ xuống Busan. (Ảnh: Ubisoft Forums)
Tháng 2/1593, tướng Kwon Yul của Joseon tập trung 2300 quân và đóng trại tại pháo đài cổ ở Haengjiu – “lá chắn” quan trọng của Seoul và cách thành khoảng 10 km. Lực lượng quân triều đình được bổ sung thêm khoảng 700 người từ những vùng lân cận xung quanh, chủ yếu là các nữ chiến binh và thầy tu.
Kwon Yul đã xây dựng hệ thống phòng thủ dày đặc và kiên cố, trong đó bao gồm 40 hệ thống siêu hỏa tiễn Hwacha. Và đối thủ họ là 30.000 lính nhật cùng các Samurai dưới sự lãnh đạo của những viên tướng tài ba như Ukita Hideie, Kato Kiyomasa và Kuroda Nagasama.
Quân Nhật bắt đầu tấn công từ sáng 12/2/1593, tuy nhiên chúng vấp phải hỏa lực khủng khiếp từ những giàn hảo tiễn Hwacha cùng những trận mưa tên, mưa đá cùng dầu sôi từ quân đội Joseon nên phải nhanh chóng ngừng tấn công và rút lui.
Đến trưa 12/2/1593, đợt tấn công thứ 4 do tướng Ukita dẫn đầu phá vỡ lớp phòng thủ ngoài cùng của quân Triều Tiên nhưng quân Nhật bị thiệt hại nặng do hỏa lực mà các giàn hỏa tiễn Hwacha gây ra. Đến chiều, lượng mũi tên cho Hwacha bắt đầu cạn kiệt và thành Haengjiu có nguy cơ thất thủ.
Các giàn hỏa tiễn Hwacha giúp quân đội Triều Tiên đẩy lui nhiều đợt tấn công của quân Nhật. (Ảnh: NetNews)
Ngay trước khi quân Nhật tổng tấn công, khoảng 10.000 mũi tên được tiếp viện cho quân đội Joseon và chúng nhanh chóng được dội lên đầu samurai Nhật đang xung phong. Tới đêm 12/2, cả ba danh tướng Nhật đều bị thương bởi Hwacha và buộc phải rút quân. Phía Nhật có tổng cộng 1.000 người chết sau 9 đợt tấn công.
Ba tháng sau, quân Triều Tiên giành lại Seoul. Tướng Kwon Yul khẳng định chính hỏa lực khủng khiếp của Hwacha là nhân tố quyết định trong thắng lợi này.
Và Hwacha cũng là một trong những vũ khí chính quyết định thắng lợi sau cùng của quân đội Triều Tiên vào rạng sáng ngày 16/12/1598, khi lực lượng gồm 63 chiến thuyền Trung Quốc và 82 chiếc panokseon – một loại tàu chiến của Triều Tiên bí mật đột kích hạm đội 500 chiến hạm Nhật Bản ở phía nam bán đảo Triều Tiên.
Dưới hỏa lực khủng khiếp của Hwacha cùng đại bác dội lên đầu hạm đội Nhật Bản, hơn một nửa số chiến thuyền của quân Nhật bị đánh chìm và buộc chúng phải rút lui ngay vào sáng ngày hôm sau.
Video:
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm:
Theo War is Boring, vào cuối thể kỷ XIV, triều đình Joseon của Triều Tiên đã tiến hành các hoạt động gián điệp bí mật nhằm ăn cắp công nghệ chế tạo thuốc súng và hỏa tiễn bí mật của Trung Quốc để chống lại những nhóm cướp biển từ Nhật Bản.
Nhờ sự du nhập thuốc súng từ Trung Hoa, Triều Tiên đã tiến hành phát triển thành công Hwacha – một trong những hệ thống tên lửa đầu tiên trên thế giới. Năm 1409, chiếc Hwacha đầu tiên được chế tạo và đến năm 1451 đã được cải tiến và phổ biến trong quân đội.
“Siêu hỏa tiễn” Hwacha của Triều Tiên. (Ảnh: b2b.mekia.net)
Trong giai đoạn thế kỷ 13 – 14, công nghệ phát triển thuốc súng của thuốc súng rất phát triển tại Trung Quốc nhưng hỏa tiễn được làm ra có độ chính xác và tính hiệu quả không cao, nó chỉ dùng nhiều trên chiến trường với mục đích dọa ngựa chiến trong lực lượng kỵ binh. Ngoài ra, Trung Quốc không muốn tiết lộ bí mật quốc gia cho bất kỳ một ai.
Năm 1377, một thương gia Trung Quốc đã đồng ý tiết lộ cho Triều Tiên tài liệu và phương pháp chế tạo thuốc súng và cùng lúc đó một nhà phát minh Triều Tiên là Choe Mu-seon tìm ra cách tổng hợp thuốc súng từ đất. Nhờ có công nghệ quý giá này, Triều Tiên đã phát triển mạnh và sử dụng thường xuyên các loại vũ khí như hỏa tiễn, đại bác, súng hỏa mai trong những trận hải chiến với cướp biển trong những năm 1380.
Nổi tiếng nhất là trận chiến với lực lượng cướp biển Nhật Bản vào năm 1419, hạm đội hải quân của Triều Tiên đã tiêu diệt hoàn toàn lực lượng cướp biển này nhờ vào hệ thống hỏa tiễn Hwacha, đủ để thấy sức mạnh đáng gờm của loại vũ khí này.
Thiết kế chính của vũ khí độc đáo này gồm một bệ phóng với 100 – 200 ống phóng đường kính từ 2-4cm, được gắn trên chiếc xe đẩy 2 bánh gọn nhẹ, vượt xa hệ thống do Trung Quốc sản xuất. Hwacha có thể bắn ra những mũi tên dài 1m gắn thuốc phóng và đôi khi là cả thuốc nổ ở đầu hoặc dùng mũi tên thường, với tầm bắn lên đến 100m, thậm chí tới 400 – 500 m nếu được đặt trên cao điểm và những mũi tên đủ sức xuyên thủng mọi loại áo giáp và lá chắn trong khoảng cách này.
Thiết kế của siêu hỏa tiễn Hwacha. (Ảnh: Dragon’s Armory)
Hwacha có thể dùng mũi tên nhỏ để tăng tầm bắn. (Ảnh: Google Sites)
Nó tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc phòng thủ các thành trì, pháo đài, cứ điểm và đặc biệt lợi hại với đội hình dày đặc của đối phương. Vì được làm bằng gỗ và đặt trên bánh xe nên Hwacha có tính cơ động rất cao, hơn rất nhiều so với các ác khẩu pháo đúc bằng sắt cùng thời, trong khi kíp pháo chỉ cần tối đa 4 người.
Nỗi ác mộng của Samurai Nhật trong chiến tranh Nhật – Triều
Năm 1592, lãnh chúa Nhật Bản Toyotomi Hideyoshi huy động 158.000 quân bất ngờ tấn công Triều Tiên, mở đầu cho Chiến tranh Imjin. Trước đó Nhật Bản nhắm đến việc chinh phạt Nữ Chân, nhà Minh (Trung Quốc) và Ấn Độ, họ muốn mượn đường từ Triều Tiên để đánh úp bất ngờ nhà Minh, nhưng triều đình Joseon không cho quân Nhật mượn đường khiến Nhật Bản quyết định tấn công trả đũa người Triều Tiên.
Quận Minh cùng triều đình Joseon đã liên kết với nhau đã đánh tan quân Nhật khỏi Bình Nhưỡng và tiếp tục cuộc chiến giành lại quyền kiểm soát Seoul nhưng thất bại. Quân Minh bị thiệt hại nặng nề và quân đội Joseon lúc này phải tự mình cứu lấy Seoul.
Quân Nhật đổ bộ xuống Busan. (Ảnh: Ubisoft Forums)
Tháng 2/1593, tướng Kwon Yul của Joseon tập trung 2300 quân và đóng trại tại pháo đài cổ ở Haengjiu – “lá chắn” quan trọng của Seoul và cách thành khoảng 10 km. Lực lượng quân triều đình được bổ sung thêm khoảng 700 người từ những vùng lân cận xung quanh, chủ yếu là các nữ chiến binh và thầy tu.
Kwon Yul đã xây dựng hệ thống phòng thủ dày đặc và kiên cố, trong đó bao gồm 40 hệ thống siêu hỏa tiễn Hwacha. Và đối thủ họ là 30.000 lính nhật cùng các Samurai dưới sự lãnh đạo của những viên tướng tài ba như Ukita Hideie, Kato Kiyomasa và Kuroda Nagasama.
Quân Nhật bắt đầu tấn công từ sáng 12/2/1593, tuy nhiên chúng vấp phải hỏa lực khủng khiếp từ những giàn hảo tiễn Hwacha cùng những trận mưa tên, mưa đá cùng dầu sôi từ quân đội Joseon nên phải nhanh chóng ngừng tấn công và rút lui.
Đến trưa 12/2/1593, đợt tấn công thứ 4 do tướng Ukita dẫn đầu phá vỡ lớp phòng thủ ngoài cùng của quân Triều Tiên nhưng quân Nhật bị thiệt hại nặng do hỏa lực mà các giàn hỏa tiễn Hwacha gây ra. Đến chiều, lượng mũi tên cho Hwacha bắt đầu cạn kiệt và thành Haengjiu có nguy cơ thất thủ.
Các giàn hỏa tiễn Hwacha giúp quân đội Triều Tiên đẩy lui nhiều đợt tấn công của quân Nhật. (Ảnh: NetNews)
Ngay trước khi quân Nhật tổng tấn công, khoảng 10.000 mũi tên được tiếp viện cho quân đội Joseon và chúng nhanh chóng được dội lên đầu samurai Nhật đang xung phong. Tới đêm 12/2, cả ba danh tướng Nhật đều bị thương bởi Hwacha và buộc phải rút quân. Phía Nhật có tổng cộng 1.000 người chết sau 9 đợt tấn công.
Ba tháng sau, quân Triều Tiên giành lại Seoul. Tướng Kwon Yul khẳng định chính hỏa lực khủng khiếp của Hwacha là nhân tố quyết định trong thắng lợi này.
Và Hwacha cũng là một trong những vũ khí chính quyết định thắng lợi sau cùng của quân đội Triều Tiên vào rạng sáng ngày 16/12/1598, khi lực lượng gồm 63 chiến thuyền Trung Quốc và 82 chiếc panokseon – một loại tàu chiến của Triều Tiên bí mật đột kích hạm đội 500 chiến hạm Nhật Bản ở phía nam bán đảo Triều Tiên.
Dưới hỏa lực khủng khiếp của Hwacha cùng đại bác dội lên đầu hạm đội Nhật Bản, hơn một nửa số chiến thuyền của quân Nhật bị đánh chìm và buộc chúng phải rút lui ngay vào sáng ngày hôm sau.
Video:
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm: