Giao diện chính của trang cá nhân Instagram sẽ có một thay đổi khá mới: Menu dạng danh sách. Ở đó, tính năng Usage Insights sẽ xuất hiện để sử dụng.
Instagram đã rất tâm lý khi hiểu được nỗi lòng của người dùng vì vốn ít ai đủ “dũng khí” tự nghĩ cho bản thân để hạn chế thói quen của mình, hoặc dựa vào các ứng dụng bên ngoài để xem mình có bị nghiện mạng xã hội hay không.
Thời gian sử dụng Instagram sẽ được ghi lại chi tiết và chính xác từng phút, miễn cứ mở ứng dụng lên là được tính.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây chính là bước đầu quan trọng để mỗi người hiểu được mình đã tiêu tốn những gì cho một mạng xã hội. Sau khi cài đặt một mốc thời gian tùy ý, Instagram sẽ tự động thông báo khi phát hiện ai đó vừa vượt qua giới hạn này cho 1 ngày. Cách thông báo của Instagram cũng rất đặc biệt: Chuyển giao diện đang dùng về chế độ màu trắng xám, loại bỏ hết các sắc thái sặc sỡ thông thường. Đây là đặc điểm được các chuyên gia công nhận là sẽ khiến mọi người giảm ham muốn dùng đồ công nghệ hơn đáng kể.
Instagram thực chất đã có động thái giúp đỡ người dùng “cai nghiện” từ trước.
Stories dù chỉ là tính năng “sao chép” từ đối thủ Snapchat, nhưng những cải tiến riêng và cách Instagram chăm chút cho nó đã khiến mọi cư dân mạng trở nên phát cuồng. Dù vậy, Instagram sẽ ngay lập tức nhắc nhở nếu bạn vừa ngồi xem liên tục mọi Stories của bạn bè như thể vừa cày xong một bộ phim dài tập Hàn Quốc vậy.
Và cuối cùng: Kết hợp với tính năng có sẵn trên hệ điều hành
Tính đến nay thì cả 2 hệ điều hành phổ biến nhất thế giới cho smartphone là iOS và Android cũng đều có những tính năng nhất định ủng hộ việc dùng công nghệ điều độ, đúng cách. iOS 12 là phiên bản đầu tiên mà Apple tung ra chức năng Screen Time trên, sẽ sớm ra mắt trong thời gian tiếp theo (hiện tại đang là bản thử nghiệm).Vì áp dụng cho dữ liệu của toàn bộ thiết bị, nên bất cứ ứng dụng nào cũng sẽ được đo thời gian và báo lại vào trong này đầy đủ. iOS thì nhẹ nhàng êm ái, mới chỉ cho phép tắt thông báo từ một ứng dụng nhất định để tránh làm mất tập trung. Còn Android thì khá cứng rắn khi có một biện pháp “khóa ứng dụng” khi thời gian cho phép bị vượt quá.Nhìn chung, có vẻ như các ông lớn công nghệ đang ngày càng có một cái nhìn thông thái hơn khi quan tâm đến người dùng ở nhiều khía cạnh, không phải cứ bắt ép và lôi kéo dùng ứng dụng càng nhiều càng tốt là được. Mặt khác, nếu hành động kịp thời và khiến mọi người cảm thấy khâm phục với biện pháp giúp đỡ này, chẳng phải họ sẽ thu được nhiều cảm tình hơn về phía mình – một nước cờ rất cao tay cho mục đích lâu dài đó chứ!