Theo Digital Trends, Apple vừa nhận được bốn sáng chế mới từ Tổ chức sở hữu trí tuệ Mỹ (USPTO) liên quan đến các tính năng trên điện thoại. Trong đó, bằng số 20180164166 gọi là “Mobile Electronic Device with Squeeze Detection” (tạm dịch: Thiết bị điện tử di động với khả năng phát hiện bóp cạnh viền) có thể kích hoạt nhanh máy ảnh hoặc Siri. Nó sẽ dựa trên lực nhấn của người dùng để mở các ứng dụng khác nhau.
Sáng chế mô tả tính năng “bóp” trên smartphone Apple.
Hình ảnh từ bằng sáng chế cho thấy Apple có thể đang hướng tính năng này đến một smartphone có màn hình tràn cạnh, một smartphone không có phím vật lý ở cạnh viền hoặc cả hai. Thậm chí, nó còn được dự đoán sẽ áp dụng cho một mẫu iPhone có thể gập lại.
Trước đó, HTC với Edge Sense trên U11 và Google với Active Edge trên Pixel 2 là các sản phẩm được tích hợp khả năng “bóp” để kích hoạt ứng dụng nhất định. Tuy nhiên, sáng chế Apple được nộp bổ sung vào 2016 (nộp ban đầu vào 2013), do đó khả năng cao công ty đã nghĩ đến tính năng này trước HTC và Google.
Sáng chế đèn flash mới trên iPhone.
Apple còn nhận được sáng chế đèn flash mới cho máy ảnh. iPhone 7 trở về sau dùng đèn flash với 4 đèn LED cho ánh sáng cân bằng hơn khi chụp đêm. Tuy nhiên, đèn mới sẽ được đưa vào chất liệu mới có khả năng khuếch tán ánh sáng, kết hợp với phần mềm để điều chỉnh ánh sáng phù hợp với bức ảnh. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể chỉnh độ sáng đèn flash bằng tay – điều chưa có smartphone nào làm được.
Bằng sáng chế tiếp theo giúp tăng độ bền smartphone. Gọi là “Drop Countermeasures for Electronic Device” (tạm dịch: Ứng phó với việc thả rơi các thiết bị điện tử”, sáng chế mới mô tả việc Apple đưa vào bên trong iPhone các cảm biến nhận dạng lực, cảm biến chuyển động và vi xử lý đi kèm nhằm giảm tác động lực từ bên ngoài. Khi lực tác động vào một bộ phận nào đó do thả rơi hoặc va đập, hệ thống sẽ điều chỉnh để lực lan tỏa ra toàn máy, từ đó xác suất hư hại sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Apple khó áp dụng công nghệ này vào iPhone và nếu có sẽ làm máy dày lên đáng kể.
Cuối cùng là sáng chế về xác định khoảng cách trong một tòa nhà. Gọi là “Range-Free Proximity Determination” (tạm dịch: Xác định khoảng cách gần), nó sẽ giúp chủ nhân iPhone xác định vị trí chính xác hơn GPS trong một tòa nhà bằng một công cụ làm mốc. Ví dụ: một cửa hàng sẽ đặt công cụ này ở cửa ra vào vào người dùng iPhone có thể xác định địa điểm này, được vẽ bản đồ đi ra, hạn chế khả năng bị lạc.
Lâm Anh
Sáng chế mô tả tính năng “bóp” trên smartphone Apple.
Hình ảnh từ bằng sáng chế cho thấy Apple có thể đang hướng tính năng này đến một smartphone có màn hình tràn cạnh, một smartphone không có phím vật lý ở cạnh viền hoặc cả hai. Thậm chí, nó còn được dự đoán sẽ áp dụng cho một mẫu iPhone có thể gập lại.
Trước đó, HTC với Edge Sense trên U11 và Google với Active Edge trên Pixel 2 là các sản phẩm được tích hợp khả năng “bóp” để kích hoạt ứng dụng nhất định. Tuy nhiên, sáng chế Apple được nộp bổ sung vào 2016 (nộp ban đầu vào 2013), do đó khả năng cao công ty đã nghĩ đến tính năng này trước HTC và Google.
Sáng chế đèn flash mới trên iPhone.
Apple còn nhận được sáng chế đèn flash mới cho máy ảnh. iPhone 7 trở về sau dùng đèn flash với 4 đèn LED cho ánh sáng cân bằng hơn khi chụp đêm. Tuy nhiên, đèn mới sẽ được đưa vào chất liệu mới có khả năng khuếch tán ánh sáng, kết hợp với phần mềm để điều chỉnh ánh sáng phù hợp với bức ảnh. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể chỉnh độ sáng đèn flash bằng tay – điều chưa có smartphone nào làm được.
Bằng sáng chế tiếp theo giúp tăng độ bền smartphone. Gọi là “Drop Countermeasures for Electronic Device” (tạm dịch: Ứng phó với việc thả rơi các thiết bị điện tử”, sáng chế mới mô tả việc Apple đưa vào bên trong iPhone các cảm biến nhận dạng lực, cảm biến chuyển động và vi xử lý đi kèm nhằm giảm tác động lực từ bên ngoài. Khi lực tác động vào một bộ phận nào đó do thả rơi hoặc va đập, hệ thống sẽ điều chỉnh để lực lan tỏa ra toàn máy, từ đó xác suất hư hại sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Apple khó áp dụng công nghệ này vào iPhone và nếu có sẽ làm máy dày lên đáng kể.
Cuối cùng là sáng chế về xác định khoảng cách trong một tòa nhà. Gọi là “Range-Free Proximity Determination” (tạm dịch: Xác định khoảng cách gần), nó sẽ giúp chủ nhân iPhone xác định vị trí chính xác hơn GPS trong một tòa nhà bằng một công cụ làm mốc. Ví dụ: một cửa hàng sẽ đặt công cụ này ở cửa ra vào vào người dùng iPhone có thể xác định địa điểm này, được vẽ bản đồ đi ra, hạn chế khả năng bị lạc.
Lâm Anh