Cách đây chưa lâu, khi nhắc đến cụm từ “điện thoại chuyên game”, những ký ức mơ hồ về chiếc Nokia N-Gage lại hiện lên. Dù N-Gage là một quả bom vào thời điểm nó ra mắt, nhiều người lại cho rằng số phận của chiếc điện thoại này lẽ ra đã tốt đẹp hơn nếu nó không đi trước thời đại đến như vậy.
Đó là vào năm 2003. Còn bây giờ, 15 năm sau, chơi game di động đã trở nên cực kỳ phổ biến và còn mang lại một khoản lợi nhuận kha khá cho nhiều nhà phát triển game. Theo lẽ tự nhiên, các công ty như Razer và ASUS nhanh chóng nhảy vào thị trường mới màu mỡ và thiết kế ra những chiếc điện thoại cao cấp tập trung hoàn toàn vào chơi game.
Với việc những chiếc điện thoại flagship ngày nay khá ngang ngửa nhau về mọi mặt, điện thoại chuyên game liệu mang đến điểm khác biệt gì so với số còn lại? Và quan trọng hơn, liệu các game thủ chuyên nghiệp có cảm nhận được sự khác biệt đó nếu họ nâng cấp lên một chiếc điện thoại chuyên game?
Thiết kế với trọng tâm là chơi game
Công bằng mà nói, trừ một vài trường hợp hiếm hoi, mọi smartphone được tung ra trong vòng 5 năm trở lại đây đều có khả năng chơi được phần lớn trò chơi trên Google Play Store. Màn hình cảm ứng ngày càng được các game thủ sử dụng thuần thục để chơi đủ các thể loại game, từ các game thông thường đến các game đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng.
Vậy thì bạn sẽ tự hỏi rằng các game thủ chuyên nghiệp liệu còn đòi hỏi điều gì nữa, và các công ty như Razer và ASUS đã bắt đầu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu từng sử dụng chiếc Razer Phone bên cạnh các flagship khác từ Samsung và Google, bạn sẽ nhận ra một vài sự khác biệt chủ chốt trong thiết kế mà bất kỳ chiếc điện thoại chuyên game nào cũng nên có:
– Loa ở mặt trước: bắt buộc phải có. Hãy nghĩ xem, khi bạn cầm điện thoại theo phương ngang, và loa lại nằm ở đáy máy, gần cổng sạc, bàn tay bạn hẳn sẽ cản âm thanh phát ra từ loa. Mặt khác, nếu bạn dựng máy lên để chơi bằng cần điều khiển Bluetooth, loa ở mặt trước sẽ giúp âm thanh phát thẳng về phía bạn, quá hợp lý.
– Viền màn hình lớn cũng không thành vấn đề: hiển nhiên, nếu bạn muốn có loa ở mặt trước, viền màn hình phải lớn, và việc giảm kích cỡ viền này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao nhất đối với các game thủ chuyên nghiệp. Không thể phủ nhận rằng thiết kế viền siêu mỏng trông đẹp và hiện đại, nhưng nói về tính thực tế, khi bạn giữ điện thoại để chơi game trong thời gian dài, “trán” hay “cằm” máy to thêm một chút cũng chẳng có gì sai, nếu không muốn nói là có ích, khi mà chúng làm cho điện thoại dễ dàng cầm nắm hơn và có thể giúp bạn đỡ bị chuột rút bàn tay hơn nữa.
– Cấu hình càng cao càng tốt: giống như chơi game trên PC, để điện thoại có hiệu năng tốt nhất, bạn cần nó được trang bị những công nghệ cao cấp nhất hiện nay. Đối với smartphone trong năm 2018, nó phải có vi xử lý mới nhất, màn hình lớn tuyệt đẹp với tần số làm tươi cao, pin khủng, và càng nhiều RAM càng tốt. Điều không may là, không như PC, bạn không thể mở bung điện thoại ra và tự mình nâng cấp linh kiện được.
– Phụ kiện chơi game khiến máy hấp dẫn hơn: một điều chúng ta thấy ở điện thoại ASUS RoG và bộ Moto Mods của Motorola là chúng là những phụ kiện được thiết kế để tăng cường trải nghiệm chơi game, có thể thông qua một cần điều khiển gắn thêm cung cấp cho người dùng các nút bấm vật lý và các cần gạt, hoặc các add-on khác để cải thiện hiệu năng điện thoại. Chúng ta cũng sẽ thấy ngày càng nhiều dock cho phép bạn cắm chuột và bàn phím để chơi game di động, dù rằng hiện tại, đây vẫn là một phân khúc thị trường khá nhỏ.
Về mặt giá cả, điện thoại chơi game được xếp vào loại thiết bị flagship cao cấp và có mức giá khá cao. Razer Phone có giá 699 USD, và Samsung cũng nhắm đến đối tượng game thủ với flagship mới nhất là Galaxy Note 9 có giá khởi điểm đến 1.000 USD. Chắc chắn chúng ta sẽ chưa được thấy các điện thoại chơi game giá phải chăng trong tương lai gần!
Trải nghiệm chơi game phong phú hơn
Không chỉ phần cứng, một chiếc điện thoại chất lượng được thiết kế dành cho game thủ sẽ được trang bị những tinh chỉnh phần mềm nhằm loại bỏ những phiền nhiễu và bất cập trong hệ điều hành Android. Samsung dẫn đầu xu hướng này bằng cách trang bị Game Tools và Game Launcher trên Galaxy S7 và mọi flagship đời sau đó, không chỉ cho phép bạn chặn các thông báo đến khi đang chơi game mà còn cung cấp các lối tắt để chụp ảnh màn hình hay quay phim màn hình trò chơi của bạn nữa.
Razer có một bộ các thiết lập chơi game của chính hãng, gọi là Game Booster, cho phép bạn tùy biến từng ứng dụng một theo một trong hai ưu tiên: hiệu năng game hay thời lượng pin. Đây là một tính năng thực sự tuyệt vời, và sẽ còn tuyệt hơn nếu nó được tích hợp thẳng vào hệ điều hành Android gốc.
Những công cụ này đã giúp giảm thiểu một số vấn đề gây đau đầu thường xảy ra khi chơi game di động. Bạn không phải lo lắng về các thông báo hay thời lượng pin nữa, từ đó có thể tập trung hoàn toàn vào game.
Stream game với các ứng dụng như Steam Link
Razer Phone và ASUS RoG Phone đại diện cho làn sóng smartphone cao cấp chuyên game đầu tiên, nhưng chắc chắn sẽ có những thiết bị tiếp theo nâng tầm và định nghĩa rõ ràng hơn một chiếc điện thoại chuyên game là như thế nào.
Cùng lúc đó, nhiều phương thức cho phép chúng ta chơi game trên smartphone sẽ tiếp tục tiến hóa. Steam Link là một ví dụ. Đây là ứng dụng cho phép bạn stream game PC lên điện thoại thông qua mạng Wi-Fi. Nó vẫn còn ở giai đoạn beta nhưng đã hoạt động khá hoàn chỉnh, và dù có một số giới hạn như đòi hỏi điện thoại phải kết nối cùng mạng Wi-Fi với PC, nó cho thấy tương lai nơi bạn có thể stream những tựa game đỉnh từ PC đến điện thoại dù bạn đang ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Chúng ta cũng sẽ được thấy nhiều game đa nền tảng hơn nữa, như Fortnite chẳng hạn. Với khả năng truy xuất tài khoản xuyên suốt các máy console, PC, và di động, game thủ có thể chơi Fortnite ở bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào họ muốn – dù Fortnite cho Android vẫn còn khá nhiều vấn đề cần khắc phục ở giai đoạn hiện tại.
Tuy vậy, đầu tư vào một chiếc điện thoại chuyên game là một ý tưởng thực sự thông minh nếu bạn quan tâm và hào hứng với tương lai của chơi game di động.
Liệu chiếc điện thoại tiếp theo của bạn sẽ là điện thoại chuyên game?
Bạn có xem mình là một game thủ chuyên nghiệp? Bạn có suy nghĩ gì về trào lưu các điện thoại dành cho game thủ? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Minh.T.T
Đó là vào năm 2003. Còn bây giờ, 15 năm sau, chơi game di động đã trở nên cực kỳ phổ biến và còn mang lại một khoản lợi nhuận kha khá cho nhiều nhà phát triển game. Theo lẽ tự nhiên, các công ty như Razer và ASUS nhanh chóng nhảy vào thị trường mới màu mỡ và thiết kế ra những chiếc điện thoại cao cấp tập trung hoàn toàn vào chơi game.
Với việc những chiếc điện thoại flagship ngày nay khá ngang ngửa nhau về mọi mặt, điện thoại chuyên game liệu mang đến điểm khác biệt gì so với số còn lại? Và quan trọng hơn, liệu các game thủ chuyên nghiệp có cảm nhận được sự khác biệt đó nếu họ nâng cấp lên một chiếc điện thoại chuyên game?
Thiết kế với trọng tâm là chơi game
Công bằng mà nói, trừ một vài trường hợp hiếm hoi, mọi smartphone được tung ra trong vòng 5 năm trở lại đây đều có khả năng chơi được phần lớn trò chơi trên Google Play Store. Màn hình cảm ứng ngày càng được các game thủ sử dụng thuần thục để chơi đủ các thể loại game, từ các game thông thường đến các game đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và kỹ năng.
Vậy thì bạn sẽ tự hỏi rằng các game thủ chuyên nghiệp liệu còn đòi hỏi điều gì nữa, và các công ty như Razer và ASUS đã bắt đầu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu từng sử dụng chiếc Razer Phone bên cạnh các flagship khác từ Samsung và Google, bạn sẽ nhận ra một vài sự khác biệt chủ chốt trong thiết kế mà bất kỳ chiếc điện thoại chuyên game nào cũng nên có:
– Loa ở mặt trước: bắt buộc phải có. Hãy nghĩ xem, khi bạn cầm điện thoại theo phương ngang, và loa lại nằm ở đáy máy, gần cổng sạc, bàn tay bạn hẳn sẽ cản âm thanh phát ra từ loa. Mặt khác, nếu bạn dựng máy lên để chơi bằng cần điều khiển Bluetooth, loa ở mặt trước sẽ giúp âm thanh phát thẳng về phía bạn, quá hợp lý.
– Viền màn hình lớn cũng không thành vấn đề: hiển nhiên, nếu bạn muốn có loa ở mặt trước, viền màn hình phải lớn, và việc giảm kích cỡ viền này không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả cao nhất đối với các game thủ chuyên nghiệp. Không thể phủ nhận rằng thiết kế viền siêu mỏng trông đẹp và hiện đại, nhưng nói về tính thực tế, khi bạn giữ điện thoại để chơi game trong thời gian dài, “trán” hay “cằm” máy to thêm một chút cũng chẳng có gì sai, nếu không muốn nói là có ích, khi mà chúng làm cho điện thoại dễ dàng cầm nắm hơn và có thể giúp bạn đỡ bị chuột rút bàn tay hơn nữa.
– Cấu hình càng cao càng tốt: giống như chơi game trên PC, để điện thoại có hiệu năng tốt nhất, bạn cần nó được trang bị những công nghệ cao cấp nhất hiện nay. Đối với smartphone trong năm 2018, nó phải có vi xử lý mới nhất, màn hình lớn tuyệt đẹp với tần số làm tươi cao, pin khủng, và càng nhiều RAM càng tốt. Điều không may là, không như PC, bạn không thể mở bung điện thoại ra và tự mình nâng cấp linh kiện được.
– Phụ kiện chơi game khiến máy hấp dẫn hơn: một điều chúng ta thấy ở điện thoại ASUS RoG và bộ Moto Mods của Motorola là chúng là những phụ kiện được thiết kế để tăng cường trải nghiệm chơi game, có thể thông qua một cần điều khiển gắn thêm cung cấp cho người dùng các nút bấm vật lý và các cần gạt, hoặc các add-on khác để cải thiện hiệu năng điện thoại. Chúng ta cũng sẽ thấy ngày càng nhiều dock cho phép bạn cắm chuột và bàn phím để chơi game di động, dù rằng hiện tại, đây vẫn là một phân khúc thị trường khá nhỏ.
Về mặt giá cả, điện thoại chơi game được xếp vào loại thiết bị flagship cao cấp và có mức giá khá cao. Razer Phone có giá 699 USD, và Samsung cũng nhắm đến đối tượng game thủ với flagship mới nhất là Galaxy Note 9 có giá khởi điểm đến 1.000 USD. Chắc chắn chúng ta sẽ chưa được thấy các điện thoại chơi game giá phải chăng trong tương lai gần!
Trải nghiệm chơi game phong phú hơn
Không chỉ phần cứng, một chiếc điện thoại chất lượng được thiết kế dành cho game thủ sẽ được trang bị những tinh chỉnh phần mềm nhằm loại bỏ những phiền nhiễu và bất cập trong hệ điều hành Android. Samsung dẫn đầu xu hướng này bằng cách trang bị Game Tools và Game Launcher trên Galaxy S7 và mọi flagship đời sau đó, không chỉ cho phép bạn chặn các thông báo đến khi đang chơi game mà còn cung cấp các lối tắt để chụp ảnh màn hình hay quay phim màn hình trò chơi của bạn nữa.
Razer có một bộ các thiết lập chơi game của chính hãng, gọi là Game Booster, cho phép bạn tùy biến từng ứng dụng một theo một trong hai ưu tiên: hiệu năng game hay thời lượng pin. Đây là một tính năng thực sự tuyệt vời, và sẽ còn tuyệt hơn nếu nó được tích hợp thẳng vào hệ điều hành Android gốc.
Những công cụ này đã giúp giảm thiểu một số vấn đề gây đau đầu thường xảy ra khi chơi game di động. Bạn không phải lo lắng về các thông báo hay thời lượng pin nữa, từ đó có thể tập trung hoàn toàn vào game.
Stream game với các ứng dụng như Steam Link
Razer Phone và ASUS RoG Phone đại diện cho làn sóng smartphone cao cấp chuyên game đầu tiên, nhưng chắc chắn sẽ có những thiết bị tiếp theo nâng tầm và định nghĩa rõ ràng hơn một chiếc điện thoại chuyên game là như thế nào.
Cùng lúc đó, nhiều phương thức cho phép chúng ta chơi game trên smartphone sẽ tiếp tục tiến hóa. Steam Link là một ví dụ. Đây là ứng dụng cho phép bạn stream game PC lên điện thoại thông qua mạng Wi-Fi. Nó vẫn còn ở giai đoạn beta nhưng đã hoạt động khá hoàn chỉnh, và dù có một số giới hạn như đòi hỏi điện thoại phải kết nối cùng mạng Wi-Fi với PC, nó cho thấy tương lai nơi bạn có thể stream những tựa game đỉnh từ PC đến điện thoại dù bạn đang ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Chúng ta cũng sẽ được thấy nhiều game đa nền tảng hơn nữa, như Fortnite chẳng hạn. Với khả năng truy xuất tài khoản xuyên suốt các máy console, PC, và di động, game thủ có thể chơi Fortnite ở bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào họ muốn – dù Fortnite cho Android vẫn còn khá nhiều vấn đề cần khắc phục ở giai đoạn hiện tại.
Tuy vậy, đầu tư vào một chiếc điện thoại chuyên game là một ý tưởng thực sự thông minh nếu bạn quan tâm và hào hứng với tương lai của chơi game di động.
Liệu chiếc điện thoại tiếp theo của bạn sẽ là điện thoại chuyên game?
Bạn có xem mình là một game thủ chuyên nghiệp? Bạn có suy nghĩ gì về trào lưu các điện thoại dành cho game thủ? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Minh.T.T