Quân đội Mỹ vừa đưa ra cảnh báo về một số phần mềm gây hại được cho là đã bị thao túng bởi tin tặc Nga hoặc Trung Quốc, BBC đưa tin.
Theo đó, Lầu Năm Góc đã lập một danh sách phần mềm “không được mua”, với lý do chúng có thể là công cụ để các nhóm hacker sử dụng cho mục đích bất chính.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi có những lo ngại về việc tin tặc Nga hoặc Trung Quốc muốn lợi dụng những lỗ hổng trong việc thâm nhập thị trường công nghệ Mỹ để tiến hành hoạt động đánh cắp dữ liệu và thu thập tin tức tình báo.
Lầu Năm Góc bắt đầu lập danh sách này vào đầu năm 2018 và được gửi cho các đơn vị mua sắm phần mềm cung cấp cho lực lượng vũ trang. Hiện không có tên cụ thể gói phần mềm hoặc nhà phát triển nào trong danh sách được công khai.
Trước đó, hai hãng công nghệ Trung Quốc là Huawei và ZTE đã phải chịu sự giám sát ngặt nghèo bởi Quốc hội Mỹ, do những lo ngại về mặt an ninh.
Dự luật bảo vệ quốc phòng năm 2019 của Mỹ sẽ bắt đầu cấm các cơ quan của Chính phủ mua và sử dụng bất kỳ thiết bị nào do hai công ty viễn thông này sản xuất và phân phối.
ZTE sau đó đã buộc phải cải tổ lại toàn bộ nhân sự cấp cao và hoạt động của mình để được dỡ bỏ hình phạt cấm công ty này mua bất kỳ tài sản nào thuộc sở hữu của công nghệ Mỹ.
Trong khi Kaspersky Lab của Nga – công ty có phần mềm bảo mật nổi tiếng cũng bị Mỹ “cấm cửa” do bị cáo buộc thực hiện hành vi theo dõi người dùng và gửi thông tin về cho tình báo Nga.
Theo đó, Lầu Năm Góc đã lập một danh sách phần mềm “không được mua”, với lý do chúng có thể là công cụ để các nhóm hacker sử dụng cho mục đích bất chính.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi có những lo ngại về việc tin tặc Nga hoặc Trung Quốc muốn lợi dụng những lỗ hổng trong việc thâm nhập thị trường công nghệ Mỹ để tiến hành hoạt động đánh cắp dữ liệu và thu thập tin tức tình báo.
Lầu Năm Góc bắt đầu lập danh sách này vào đầu năm 2018 và được gửi cho các đơn vị mua sắm phần mềm cung cấp cho lực lượng vũ trang. Hiện không có tên cụ thể gói phần mềm hoặc nhà phát triển nào trong danh sách được công khai.
Trước đó, hai hãng công nghệ Trung Quốc là Huawei và ZTE đã phải chịu sự giám sát ngặt nghèo bởi Quốc hội Mỹ, do những lo ngại về mặt an ninh.
Dự luật bảo vệ quốc phòng năm 2019 của Mỹ sẽ bắt đầu cấm các cơ quan của Chính phủ mua và sử dụng bất kỳ thiết bị nào do hai công ty viễn thông này sản xuất và phân phối.
ZTE sau đó đã buộc phải cải tổ lại toàn bộ nhân sự cấp cao và hoạt động của mình để được dỡ bỏ hình phạt cấm công ty này mua bất kỳ tài sản nào thuộc sở hữu của công nghệ Mỹ.
Trong khi Kaspersky Lab của Nga – công ty có phần mềm bảo mật nổi tiếng cũng bị Mỹ “cấm cửa” do bị cáo buộc thực hiện hành vi theo dõi người dùng và gửi thông tin về cho tình báo Nga.