Business Insider, người dùng hiện nay dễ dàng bỏ qua các khoản thanh toán và tìm được các phiên bản bẻ khóa (crack) phần mềm có phí trên internet. Kết quả của điều này dẫn đến hơn một phần ba các phần mềm được cài đặt trên các máy tính cá nhân toàn cầu hiện không có bản quyền.
Báo cáo cho biết các phần mềm vi phạm bản quyền chiếm khoảng 37% (tương đương 46 tỉ USD) trong năm 2017, và tỷ lệ này đang giảm dần mỗi năm. Khu vực Trung – Đông Âu cùng châu Á – Thái Bình Dương hiện là hai khu vực có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới với 57%, trong khi thấp nhất thuộc về khu vực Bắc Mỹ với 16%.
Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm hiện nay đang ở mức báo động Ảnh Business Insider |
Về mặt giá trị thương mại, các phần mềm không bản quyền bị vi phạm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 16,4 tỉ USD, trong khi thấp nhất thuộc về Trung – Đông Âu với 2,9 tỉ USD dù có tỷ lệ cao nhất. Trong năm vừa qua, Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm 74% với giá trị ước tính khoảng 492 triệu USD.
Ngoài việc tước đoạt hàng chục tỉ USD của các nhà cung cấp phần mềm, các phần mềm không có giấy phép bản quyền có thể dẫn các công ty và người dùng cá nhân dễ bị nhiệm mã độc, mà có thể tốn kém hơn nhiều để giải quyết các sự số.
Nghiên cứu của BSA cũng nhấn mạnh rằng một cuộc tấn công bằng phần mềm độc hại có thể khiến một công ty tốn trung bình 2,4 triệu USD và khoảng 50 ngày để giải quyết sự cố. Ngoài thiệt hại, họ cũng sẽ không có các bản cập nhật phần mềm và dịch vụ hỗ trợ từ hãng cung cấp phần mềm.