ZTE – thương hiệu nổi tiếng của Trung Quốc vừa phải chấm dứt các hoạt động chính tại thị trường Mỹ sau lệnh cấm từ chính phủ nước này. Sự việc làm dấy lên làn sóng đối đầu thương mại giữa Mỹ và các nhà sản xuất Trung Quốc vốn đã âm ỉ từ rất lâu.
ZTE cũng sẽ không được sử dụng chip Qualcomm cho các sản phẩm của mình trong tương lai.  Tuy nhiên, triết lý “vắng mợ thì chợ vẫn đông” có vẻ đúng trong trường hợp lần này.

"Nghi choi" voi Qualcomm, smartphone Trung Quoc di ve dau?
ZTE Axon M – siêu phẩm điện thoại gập với 2 màn hình cảm ứng của ra mắt chưa được bao lâu đã ngậm ngùi nhận trái đắng sau lệnh “cấm vận” từ chính phủ Mỹ. Ảnh: CNET. 

Không riêng gì Apple, các nhà sản xuất smartphone chạy Android phải chi trả một khoản phí cấp phép bằng sáng chế từ các hãng như Qualcomm, Microsoft, Ericsson và nhiều đối tác về công nghệ khác.
Cụ thể, họ phải trả cho Microsoft từ 10 đến 15 USD phí giấy phép để sử dụng các bằng sáng chế. Dù rằng Microsoft chẳng dính dáng gì đến hệ thống Android ngoài việc cho phép các công ty sử dụng bằng sáng chế về “nhân Linux” có trong Android.
Trong khi đó, những nhà sản xuất di động Android phải trả cho Qualcomm gần 5% phí sử dụng bằng sáng chế trên mỗi chiếc điện thoại được bán ra.
Đối với các công ty có thế mạnh về phân khúc phổ thông như Xiaomi, Meizu, ZTE và Huawei, việc phải cắt bớt một phần lợi nhuận từ doanh thu vốn đã khiêm tốn cho Qualcomm là điều không hề dễ chịu. Vì thế, các công ty này cũng không còn mặn mà sử dụng chip của Qualcomm, trừ một số dòng điện thoại cao cấp.

"Nghi choi" voi Qualcomm, smartphone Trung Quoc di ve dau?
Bên cạnh thế mạnh về sản xuất chip di động, Qualcomm cũng thu về lợi nhuận không nhỏ bằng cách chia sẻ quyền sử dụng bằng sáng chế của mình. 

Nhiều thông tin cũng cho thấy có sự tồn tại của một quỹ đầu tư trị giá lên đến 47 tỷ USD từ chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy kế hoạch tự chế tạo chip xử lý của nước này.

Về lâu dài, sự phát triển công nghệ độc lập này là tốt đối với các công ty Trung Quốc. Nhưng cũng chính nó lại trở thành yếu tố khiến các tập đoàn công nghệ Mỹ không thể tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới, về nhân công lẫn nhu cầu từ người dùng.
Nếu Qualcomm thật sự bị “hất cẳng” khỏi thị trường Trung Quốc, miếng bánh chip di động gần như chia đều cho các nhà sản xuất còn lại như MediaTek, Samsung (chip Exynos), Intel hay Huawei (chip Kirin và Rockchip).
Qualcomm vẫn còn cơ hội tại các quốc gia khác, tuy nhiên hầu hết thị trường mới nổi này lại đang gắn bó với các thương hiệu điện thoại thông minh đến từ Trung Quốc. Xiaomi gần như thống trị ở Ấn Độ và Đông Nam Á, trong khi các sản phẩm của Huawei lại rất được lòng người dùng tại châu Âu và châu Phi.

VietBao.vn