Hiện tại, Apple vẫn đang bán các phần mềm Final Cut Pro, Logic Pro X, Motion, Compressor và MainStage 3 theo kiểu thanh toán một lần. Chính vì thế, Munster cho rằng Apple nên học theo các công ty công nghệ khác, tính phí thuê bao hàng tháng cho các ứng dụng Pro Apps trên. 
“Tôi không hiểu tại sao điều ấy chưa xảy ra”, Munster nói. Ông cho rằng chuyển các Pro Apps của Apple sang hình thức thuê bao hàng tháng là động thái hợp lý. Cả Adobe và Microsoft đều đã áp dụng phương thức tính phí này.
Apple không thường xuyên chia sẻ con số người dùng các Pro Apps của họ. Năm ngoái, “Táo khuyết” vô tình tiết lộ rằng có 2 triệu người đang dùng Final Pro Cut và nhiều người trong số họ sẵn sàng trả phí định kì cho ứng dụng này.
Mặc dù phương thức tính phí hàng tháng sẽ mang lại ít tiền hơn cho Apple trong ngắn hạn nhưng về lâu dài nó sẽ tạo ra một dòng doanh thu ổn định.
Hiện tại, khoảng 30% doanh thu của Apple tới từ các dịch vụ thuê bao như iCloud và Apple Music. Con số này tương đương với khoảng 40 tỷ USD doanh thu mỗi năm. Trong bối cảnh thị trường smartphone toàn cầu ngày càng sụt giảm doanh số, dịch vụ được xem là một trong những nguồn tăng trưởng doanh thu chính của Apple trong thời gian dài.
Trong khi Munster kêu gọi tính phí hàng tháng cho các Pro Apps thì trong những năm gần đây Apple lại có xu hướng miễn phí phần mềm của họ cho khách hàng. Năm 1997, MacOS 8 của Apple được bán với giá 99 USD. Thậm chí, những khách hàng dùng iPod touch từng phải bỏ 10 USD để được cập nhật iOS mới. Nhưng vài năm nay Apple đã tung ra macOS và iOS miễn phí cho người dùng. Chiến lược này không khiến Apple sụt giảm doanh thu mà còn khiến mảng dịch vụ của Apple phát triển mạnh mẽ hơn trước. Có thể Munster đúng nhưng cũng có thể Apple không cần bất cứ ai dạy họ cách kiếm tiền. Bằng sáng chế mới của Apple hé lộ khả năng trả lời thông minh mới của Siri khi người dùng đang không tiện nghe máy