Một nhân viên làm việc tại nhà kho của Amazon.
Câu chuyện trên được cây viết James Bloodworth phát hiện sau khi bí mật đột nhập vào một cơ sở nhà kho của Amazon tại Staffordshire, Anh trong lúc đang đi tìm ý tưởng cho cuốn sách viết về mức lương thấp tại Anh.
Theo James, các nhân viên làm việc tại kho hàng, gồm cả những người quản lý phải tạo ra một hệ thống “bồn vệ sinh” tại chỗ, bởi phòng vệ sinh chung quá xa và được bố trí rải rác, khiến họ không thể “giải quyết nỗi buồn” đủ nhanh để quay trở lại với công việc.
James lý giải rằng những nhân viên ở đây bị kiểm soát rất chặt chẽ về thời gian nghỉ và khối lượng công việc mỗi ngày. Với những người có năng suất kém, họ buộc phải tận dụng từng phút nghỉ ngơi của mình để hoàn tất công việc.
Bên cạnh đó, nếu một ai đó rơi vào tình trạng “không làm gì” quá lâu, họ có thể bị quy kết là lười biếng và nhận hậu quả kỷ luật, thậm chí có thể dẫn tới mất việc.
“Với những công nhân làm ở tầng trên cùng, họ phải đi 4 dãy cầu thang mới đến được nhà vệ sinh gần nhất, và họ buộc phải ‘giải quyết nỗi buồn’ trong các chai lọ thủy tinh”, James Bloodworth cho biết.
Một cuộc khảo sát bí mật được James thực hiện trên khoảng 241 nhân viên làm việc tại trung tâm cho thấy 3/4 trong số họ “sợ” phải dùng nhà vệ sinh vì những lo ngại về thời gian. Một số người thậm chí không uống nước để hạn chế thời gian đi vệ sinh.
Ốm cũng bị … cảnh báo
Trong báo cáo của James Bloodworth, ông đề cập tới một nhân viên nữ đang làm tại kho hàng Amazon cho biết cô bị ốm trong quá trình mang thai, nhưng vẫn bị cảnh báo từ Amazon vì không hoàn thành chỉ tiêu công việc. Một người khác thì cho biết anh ta bị đau dạ dày, có đi kèm chứng nhận của bác sĩ, nhưng cuối cùng vẫn bị phạt vì không làm việc trong giờ làm việc.
Bên cạnh đó, rất nhiều nhân viên của Amazon cũng than phiền về khối lượng công việc rất nặng mà mình phải gánh vác. “Gói 120 kiện hàng mỗi giờ thực sự là quá nặng”, một nhân viên cho biết. “Chỉ tiêu tăng lên hàng năm, và tôi không thể mọc thêm 2 chân nữa để hoàn thành 100% số công việc được giao. Tôi chỉ có thể đi vệ sinh vào giờ nghỉ chung”.
Trong một diễn biến khác, Amazon đã lên tiếng phản đối những cáo buộc này. Công ty phát biểu trong một buổi họp nội bộ:
“Amazon cung cấp một nơi làm việc an toàn và tích cực cho hàng ngàn người trên khắp Vương quốc Anh với mức lương cạnh tranh và lợi ích từ những ngày làm việc đầu tiên. Gần đây có thông tin về những cuộc khảo sát nhân viên mang tính tiêu cực phía bên ngoài, nhưng chúng tôi không công nhận những cáo buộc này, và không cho rằng nó phản ánh đúng những hoạt động bên trong cơ sở.”
“Chúng tôi tập trung vào việc đảm bảo rằng nhân viên được cung cấp một môi trường tuyệt vời để làm việc. Tháng trước, Amazon đã được LinkedIn công bố như là nơi làm việc lý tưởng đứng thứ 7 tại Anh, và đứng số 1 tại Mỹ.”
Amazon cũng cho biết họ không tính đến thời gian đi vệ sinh của nhân viên trong đánh giá năng lực chung. Họ cũng đưa ra những quyết định phù hợp khi nhân viên nghỉ ốm hoặc vắng mặt tại cơ sở.
Nguyễn Nguyễn
Theo BI
Câu chuyện trên được cây viết James Bloodworth phát hiện sau khi bí mật đột nhập vào một cơ sở nhà kho của Amazon tại Staffordshire, Anh trong lúc đang đi tìm ý tưởng cho cuốn sách viết về mức lương thấp tại Anh.
Theo James, các nhân viên làm việc tại kho hàng, gồm cả những người quản lý phải tạo ra một hệ thống “bồn vệ sinh” tại chỗ, bởi phòng vệ sinh chung quá xa và được bố trí rải rác, khiến họ không thể “giải quyết nỗi buồn” đủ nhanh để quay trở lại với công việc.
James lý giải rằng những nhân viên ở đây bị kiểm soát rất chặt chẽ về thời gian nghỉ và khối lượng công việc mỗi ngày. Với những người có năng suất kém, họ buộc phải tận dụng từng phút nghỉ ngơi của mình để hoàn tất công việc.
Bên cạnh đó, nếu một ai đó rơi vào tình trạng “không làm gì” quá lâu, họ có thể bị quy kết là lười biếng và nhận hậu quả kỷ luật, thậm chí có thể dẫn tới mất việc.
“Với những công nhân làm ở tầng trên cùng, họ phải đi 4 dãy cầu thang mới đến được nhà vệ sinh gần nhất, và họ buộc phải ‘giải quyết nỗi buồn’ trong các chai lọ thủy tinh”, James Bloodworth cho biết.
Một cuộc khảo sát bí mật được James thực hiện trên khoảng 241 nhân viên làm việc tại trung tâm cho thấy 3/4 trong số họ “sợ” phải dùng nhà vệ sinh vì những lo ngại về thời gian. Một số người thậm chí không uống nước để hạn chế thời gian đi vệ sinh.
Ốm cũng bị … cảnh báo
Trong báo cáo của James Bloodworth, ông đề cập tới một nhân viên nữ đang làm tại kho hàng Amazon cho biết cô bị ốm trong quá trình mang thai, nhưng vẫn bị cảnh báo từ Amazon vì không hoàn thành chỉ tiêu công việc. Một người khác thì cho biết anh ta bị đau dạ dày, có đi kèm chứng nhận của bác sĩ, nhưng cuối cùng vẫn bị phạt vì không làm việc trong giờ làm việc.
Bên cạnh đó, rất nhiều nhân viên của Amazon cũng than phiền về khối lượng công việc rất nặng mà mình phải gánh vác. “Gói 120 kiện hàng mỗi giờ thực sự là quá nặng”, một nhân viên cho biết. “Chỉ tiêu tăng lên hàng năm, và tôi không thể mọc thêm 2 chân nữa để hoàn thành 100% số công việc được giao. Tôi chỉ có thể đi vệ sinh vào giờ nghỉ chung”.
Trong một diễn biến khác, Amazon đã lên tiếng phản đối những cáo buộc này. Công ty phát biểu trong một buổi họp nội bộ:
“Amazon cung cấp một nơi làm việc an toàn và tích cực cho hàng ngàn người trên khắp Vương quốc Anh với mức lương cạnh tranh và lợi ích từ những ngày làm việc đầu tiên. Gần đây có thông tin về những cuộc khảo sát nhân viên mang tính tiêu cực phía bên ngoài, nhưng chúng tôi không công nhận những cáo buộc này, và không cho rằng nó phản ánh đúng những hoạt động bên trong cơ sở.”
“Chúng tôi tập trung vào việc đảm bảo rằng nhân viên được cung cấp một môi trường tuyệt vời để làm việc. Tháng trước, Amazon đã được LinkedIn công bố như là nơi làm việc lý tưởng đứng thứ 7 tại Anh, và đứng số 1 tại Mỹ.”
Amazon cũng cho biết họ không tính đến thời gian đi vệ sinh của nhân viên trong đánh giá năng lực chung. Họ cũng đưa ra những quyết định phù hợp khi nhân viên nghỉ ốm hoặc vắng mặt tại cơ sở.
Nguyễn Nguyễn
Theo BI