Công nghệ chuỗi khối (blockchain) thực sự hữu ích

 

Sổ cái kĩ thuật số có thể sẽ là giải pháp cho tất cả mọi thứ trong tương lai, thế nhưng tính đến thời điểm này thì những vấn đề nó giải quyết gần như vẫn bằng không. Vào những ngày “bận rộn” nhất, đồng tiền số bitcoin ghi nhận khoảng 400.000 giao dịch. Trong khi đó, vào một ngày trung bình, Visa Inc. thực hiện khoảng 150 triệu giao dịch. Hầu hết các ứng dụng
công nghệ chuỗi khối (blockchain) khác vẫn mới ở những giai đoạn sơ khai nhất – thậm chí, không ít trong số đó mới chỉ ở dạng ý tưởng.

Công nghệ thực tế mô phỏng phổ biến

 

Hai năm sau khi những thiết bị như Oculus, HTC Vive hay Playstation VR ra mắt, thực tế ảo vẫn đang chật vật trong việc tìm kiếm các tài năng để thu hút được lượng người dùng lớn. Một số người tin rằng tương lai theo đó nằm ở
công nghệ thực tế mô phỏng (công nghệ chèn những hình ảnh số vào tầm nhìn thế giới thực của người dùng) mới thực sự là một cuộc cách mạng.

Google và Apple đang phát triển các công cụ cho giới lập trình để phát triển các ứng dụng AR cho smartphone. Năm 2018 cũng được cho là sẽ đón chào màn ra mắt của thiết bị AR đến từ Magic Leap Inc cùng như các phiên bản mới của công nghệ HoloLens đến từ Microsoft. Tuy nhiên, tất cả cũng mới chỉ là những sự bắt đầu.

“Ngày tận thế” của truyền hình cáp

 

Các nhà cung cấp nội dung truyền hình cáp luôn nằm trong danh sách các công ty bị ghét nhất nước Mỹ và kể từ năm 2010, theo thống kê từ MoffettMathanson LLC, đã có tổng cộng 13 triệu người dùng ngừng sử dụng dịch vụ truyền hình cáp.

Quý IV năm 2017, với 3,4 triệu người dùng đăng kí ngừng sử dụng dịch vụ, cũng được coi là thời điểm tồi tệ nhất của ngành công nghiệp TV trả phí. Thế nhưng, để đợi đến ngày tàn của
công nghệ truyền hình cáp thì vẫn còn rất lâu nữa, Bloomberg nhận định.

Năng lượng tái tạo 100%

 

Mặc dù năng lượng từ mặt trời và sức gió đang phát triển khá mạnh, đừng hy vọng chúng sẽ thay thế các nguồn năng lượng truyền thống trong tương lai gần.

Tháng 4 vừa qua, Apple Inc. cho biết tất cả các trung tâm dữ liệu và hệ thống cửa hàng, văn phòng tại 43 quốc gia của hãng này sẽ sử dụng năng lượng tái chế. Đây là một thành tích cự kì ấn tượng. Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ làm sao để các đơn vị trong chuỗi cung ứng của Apple, chịu trách nhiệm cho 3/4 lượng khí thải liên quan đến Apple, cũng có thể làm được điều này.

Nói rộng hơn, 4/5 nguồn cung năng lượng của trái đất vẫn phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch. Với tỷ lệ này, cuộc cách mạng năng lượng tái chế sẽ không diễn ra trong nhiều thập niên nữa.

Dữ liệu di động

 

Kẻ từ ngày 25/05 vừa qua, luật định mới ở Châu Âu yêu cầu các công ty như Facebook cung cấp cho người dùng cách thức để tải về tất cả hình ảnh, bài đăng và các dữ liệu khác họ đã tải lên theo một “định dạng có hệ thống, được sử dụng phổ biến và đọc được bằng cách thiết bị.”

Ý tưởng cho luật định này là để dữ liệu của bạn có tính di động từ trang này đến trang khác. Thê s nhưng, dữ liệu cá nhân không đơn giản như vậy. Ngoài danh sách bạn bè, Facebook còn thu thập đủ loại thông tin về các mỗi quan hệ của bạn và người khác và trải nghiệm của bạn trên Facebook cũng liên quan phần lớn đến việc truy cập tới dữ liệu của người khác. Thật khó có thể hình dung ra một cách để tất cả các thông tin này được “đóng gói” gọn gàng và bảo vệ cẩn thận.

Các nhà máy chỉ toàn robot

 

Tự động hoá đang thay thế con người thế nhưng có vẻ như hình dung về những nhà máy chỉ toàn robot đang bị làm quá. Một nghiên cứu mới nhất của McKinsey and Co. cho biết 800 triệu công việc có thể biến mất vào năm 2030. Tuy nhiên hầu hết các nội dung đều không đi kèm với dự đoán rằng nhu cầu từ các chuỗi cung ứng có thể còn tạo ra nhiều công việc hơn trong cùng kì. Trong khi đó, hầu hết các robot hiện tại đều mới chỉ thực hiện được các công việc khá đơn giản.