Điện thoại di động
Martin Cooper – “cha đẻ” của chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới – Motorola DynaTAC 8000X.
Ngày nay, chúng ta đã quá quen với việc iPhone hay một chiếc điện thoại mỏng, nhẹ, có thiết kế sang trọng, vừa “chạm chạm” cảm ứng, lại lướt web dễ dàng. Thế nhưng vào khoảng 30 năm trước thì hình ảnh của điện thoại di động có lẽ gần giống với “cục gạch” hơn là một thiết bị thời trang, có thể dễ dàng cầm nắm và bỏ vào túi quần.
Motorola DynaTAC 8000X – chiếc điện thoại di động nguyên bản đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Mỹ vào năm 1983 chắc chắn sẽ được gọi với cái tên “con quái vật” nếu còn tới nay.
Không chỉ sở hữu kích thước “ngoại cỡ” – gần như không thể cầm nắm dễ dàng bằng một tay, nó còn có giá bán mà bất cứ ai cũng phải chào thua với 3,995 USD (tương đương gần 10.000 USD tại thời điểm hiện nay), mất 10 tiếng để sạc đầy, và chỉ dùng được vỏn vẹn … 30 phút.
So sánh kích thước của Motorola DynaTAC 8000X với một chiếc điện thoại nắp trượt của HTC.
Thế nhưng nếu không có DynaTAC 8000X và “cha đẻ” của nó là cụ Martin Cooper, thì không có ai dám chắc về số phận của những chiếc điện thoại di động ngày nay. Cần nhớ rằng trước đó, ý tưởng về những chiếc “điện thoại di động” là hoàn toàn khác biệt.
Cụ thể là nhà mạng AT&T vào những năm 60 từng có dự định sẽ phát triển những thiết bị thông tin liên lạc mang tính cá nhân, thứ mà người dùng có thể sử dụng tại bất cứ thời điểm nào. Thế nhưng kế hoạch của họ vẫn gắn liền với những thiết bị chỉ đặt được ở một chỗ, hoặc gắn liền với xe hơi, hoặc là to và nặng như một chiếc vali.
Tuy nhiên Motorola đã bắt đầu thay đổi điều đó vào năm 1972 khi họ nỗ lực lắp ráp một chiếc điện thoại di động có thể cầm trên tay. Trong 3 tháng, Cooper và nhóm của ông đã có một nguyên mẫu có thể hoạt động.
Ngày 3/4/1973, Cooper thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị này, và nó đã làm thay đổi ngành di động mãi mãi.
Băng Video Cassette (VCR)
Video Cassette (VCR) được sản xuất bởi các công ty Nhật Bản, đã hoàn toàn làm thay đổi cách thức chúng ta giải trí trong cả truyền hình và phim ảnh
Phương pháp ghi hình truyền hình đã tồn tại trước những năm 70, nhưng vô cùng tốn kém và đi kèm nhiều thiết bị phức tạp. Bên cạnh đó cũng sử dụng nhiều định dạng băng khác nhau, không tương thích.
Mãi cho tới khi công nghệ băng Video Cassette (VCR) được sản xuất bởi các công ty Nhật Bản, đã hoàn toàn làm thay đổi cách thức chúng ta giải trí trong cả truyền hình và phim ảnh.
Không chỉ hiệu quả, đáng tin cậy, những băng VCR còn được bán khá phổ biến với mức giá phải chăng, phù hợp với đông đảo người dùng trên toàn thế giới. Điều quan trọng là nó cải thiện đáng kể được tốc độ ghi, phát, và dễ dàng sao lưu sang một băng khác nếu muốn. Ngành công nghiệp âm nhạc, phim ảnh có thể nói rằng nhờ đó mà đã bùng nổ mạnh mẽ.
Máy chơi điện tử đầu tiên
Trò chơi điện từ đầu tiên trong lịch sử được cho là bắt đầu vào năm 1947 sau khi nhân loại phát minh ra thiết bị phóng tia cực âm, hướng tới một mục tiêu trên màn hình CRT. Người chơi sẽ điều chỉnh hướng bắn chùm tia bằng các nút bấm.
Tuy nhiên nhiều người không đồng tình với quan điểm rằng đây là trò chơi điện tử, do không hoạt động trên một máy tính tách rời.
Mãi tới năm 1958, William Higinbothan, một nhà vật lý người Mỹ làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, đã tạo ra trò chơi Tennis for Two hoạt động trên một máy đo dao động và được xem là trò chơi video đầu tiên trong lịch sử.
Trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới.
Tương tự như trò chơi dạng ‘Arcade’ cổ điển mang tên Pong (xuất hiện vào thập niên 1970), Tennis for Two rất đơn giản, bao gồm một dải lưới được căng ngang, và người chơi điều khiển một quả bóng nhảy qua lưới qua một bộ điều khiển cầm tay.
Higinbotham đã tạo ra trò chơi bằng cách kết hợp một số máy tính analog và mạch bán dẫn để đưa hình ảnh vào dao động. Bảng mạch bên trong trò chơi cũng rất đơn giản, khi sử dụng điện trở, tụ điện, rơ-le, và bóng bán dẫn để chuyển động quả bóng. Trò chơi chạy trên một màn hình nhỏ có đường kính khoảng 5″.
Đây chính là tiền đề để hành loạt trò chơi dạng ‘Arcade’ xuất hiện từ thập niên 1980, và ngành công nghiệp giải trí cũng phát triển một cách chóng mặt sau khi nhận ra “món hời” bạc tỉ đến từ các trò chơi điện tử thu hút đông đảo người chơi trên toàn thế giới.
Nguyễn Nguyễn
Martin Cooper – “cha đẻ” của chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới – Motorola DynaTAC 8000X.
Ngày nay, chúng ta đã quá quen với việc iPhone hay một chiếc điện thoại mỏng, nhẹ, có thiết kế sang trọng, vừa “chạm chạm” cảm ứng, lại lướt web dễ dàng. Thế nhưng vào khoảng 30 năm trước thì hình ảnh của điện thoại di động có lẽ gần giống với “cục gạch” hơn là một thiết bị thời trang, có thể dễ dàng cầm nắm và bỏ vào túi quần.
Motorola DynaTAC 8000X – chiếc điện thoại di động nguyên bản đầu tiên được giới thiệu tại thị trường Mỹ vào năm 1983 chắc chắn sẽ được gọi với cái tên “con quái vật” nếu còn tới nay.
Không chỉ sở hữu kích thước “ngoại cỡ” – gần như không thể cầm nắm dễ dàng bằng một tay, nó còn có giá bán mà bất cứ ai cũng phải chào thua với 3,995 USD (tương đương gần 10.000 USD tại thời điểm hiện nay), mất 10 tiếng để sạc đầy, và chỉ dùng được vỏn vẹn … 30 phút.
So sánh kích thước của Motorola DynaTAC 8000X với một chiếc điện thoại nắp trượt của HTC.
Thế nhưng nếu không có DynaTAC 8000X và “cha đẻ” của nó là cụ Martin Cooper, thì không có ai dám chắc về số phận của những chiếc điện thoại di động ngày nay. Cần nhớ rằng trước đó, ý tưởng về những chiếc “điện thoại di động” là hoàn toàn khác biệt.
Cụ thể là nhà mạng AT&T vào những năm 60 từng có dự định sẽ phát triển những thiết bị thông tin liên lạc mang tính cá nhân, thứ mà người dùng có thể sử dụng tại bất cứ thời điểm nào. Thế nhưng kế hoạch của họ vẫn gắn liền với những thiết bị chỉ đặt được ở một chỗ, hoặc gắn liền với xe hơi, hoặc là to và nặng như một chiếc vali.
Tuy nhiên Motorola đã bắt đầu thay đổi điều đó vào năm 1972 khi họ nỗ lực lắp ráp một chiếc điện thoại di động có thể cầm trên tay. Trong 3 tháng, Cooper và nhóm của ông đã có một nguyên mẫu có thể hoạt động.
Ngày 3/4/1973, Cooper thực hiện cuộc gọi đầu tiên trên thiết bị này, và nó đã làm thay đổi ngành di động mãi mãi.
Băng Video Cassette (VCR)
Video Cassette (VCR) được sản xuất bởi các công ty Nhật Bản, đã hoàn toàn làm thay đổi cách thức chúng ta giải trí trong cả truyền hình và phim ảnh
Phương pháp ghi hình truyền hình đã tồn tại trước những năm 70, nhưng vô cùng tốn kém và đi kèm nhiều thiết bị phức tạp. Bên cạnh đó cũng sử dụng nhiều định dạng băng khác nhau, không tương thích.
Mãi cho tới khi công nghệ băng Video Cassette (VCR) được sản xuất bởi các công ty Nhật Bản, đã hoàn toàn làm thay đổi cách thức chúng ta giải trí trong cả truyền hình và phim ảnh.
Không chỉ hiệu quả, đáng tin cậy, những băng VCR còn được bán khá phổ biến với mức giá phải chăng, phù hợp với đông đảo người dùng trên toàn thế giới. Điều quan trọng là nó cải thiện đáng kể được tốc độ ghi, phát, và dễ dàng sao lưu sang một băng khác nếu muốn. Ngành công nghiệp âm nhạc, phim ảnh có thể nói rằng nhờ đó mà đã bùng nổ mạnh mẽ.
Máy chơi điện tử đầu tiên
Trò chơi điện từ đầu tiên trong lịch sử được cho là bắt đầu vào năm 1947 sau khi nhân loại phát minh ra thiết bị phóng tia cực âm, hướng tới một mục tiêu trên màn hình CRT. Người chơi sẽ điều chỉnh hướng bắn chùm tia bằng các nút bấm.
Tuy nhiên nhiều người không đồng tình với quan điểm rằng đây là trò chơi điện tử, do không hoạt động trên một máy tính tách rời.
Mãi tới năm 1958, William Higinbothan, một nhà vật lý người Mỹ làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, đã tạo ra trò chơi Tennis for Two hoạt động trên một máy đo dao động và được xem là trò chơi video đầu tiên trong lịch sử.
Trò chơi điện tử đầu tiên trên thế giới.
Tương tự như trò chơi dạng ‘Arcade’ cổ điển mang tên Pong (xuất hiện vào thập niên 1970), Tennis for Two rất đơn giản, bao gồm một dải lưới được căng ngang, và người chơi điều khiển một quả bóng nhảy qua lưới qua một bộ điều khiển cầm tay.
Higinbotham đã tạo ra trò chơi bằng cách kết hợp một số máy tính analog và mạch bán dẫn để đưa hình ảnh vào dao động. Bảng mạch bên trong trò chơi cũng rất đơn giản, khi sử dụng điện trở, tụ điện, rơ-le, và bóng bán dẫn để chuyển động quả bóng. Trò chơi chạy trên một màn hình nhỏ có đường kính khoảng 5″.
Đây chính là tiền đề để hành loạt trò chơi dạng ‘Arcade’ xuất hiện từ thập niên 1980, và ngành công nghiệp giải trí cũng phát triển một cách chóng mặt sau khi nhận ra “món hời” bạc tỉ đến từ các trò chơi điện tử thu hút đông đảo người chơi trên toàn thế giới.
Nguyễn Nguyễn