Tokyo 2020 là kỳ Olympic đầu tiên sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt
Thế vận hội mùa đông 2018 diễn ra tại Pyeongchang, Hàn Quốc, chứng kiến màn biểu diễn ánh sáng của hơn 1.200 chiếc drone bay trên bầu trời với nhiều màu sắc độc đáo khác nhau, khiến người xem cảm nhận rõ được tầm ảnh hưởng của công nghệ tới mọi mảng lĩnh vực đời sống.
Tuy nhiên, sự thống trị của công nghệ tại Pyeongchang 2018 sẽ sớm bị vượt qua bởi chính đối thủ “hàng xóm láng giềng” – Nhật Bản. Cụ thể, kỳ Olympic 2020 sắp tới tổ chức tại Tokyo được xác nhận sẽ có sự góp mặt của một trong những công nghệ hiện đại nhất vào thời điểm hiện nay: nhận diện khuôn mặt.
Theo đó, tất cả những thành viên tham dự kỳ Olympic, bao gồm vận động viên, huấn luyện viên, tình nguyện viên, cổ động viên, trọng tài,… đều sẽ qua cửa bằng nhận diện khuôn mặt thay vì các phương thức thông thường.
Ngay cả khán giả nếu muốn đăng ký vé xem Olympic cũng phải gửi kèm hình ảnh khuôn mặt cho ban tổ chức qua website. Từ đó, các máy quét sẽ kiểm tra thẻ ID và xác minh hình ảnh trong điều kiện thực tế.
Việc áp dụng phương pháp này sẽ giảm tải tình trạng tắc nghẽn tại các phòng vé, cũng như hoàn toàn loại bỏ được phương thức vé xem truyền thống.
Tại Tokyo 2020, “nhận diện khuôn mặt” cũng sẽ lần đầu tiên được áp dụng trong thể thức Paralympic Games (thế vận hội dành cho người khuyết tật).
Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên “nhận diện khuôn mặt” được sử dụng trong một kỳ thế vận hội, mặc dù trước đó tại Olympic 2014, hệ thống tương tự đã được sử dụng tại sân bay Sochi.
Tsuyoshi Iwashita, giám đốc điều hành an ninh tại Tokyo 2020, cho biết hệ thống có mục tiêu “ngăn chặn các truy cập trái phép” tại các địa điểm tổ chức sự kiện.
Nhân viên an ninh sẽ vẫn có mặt, nhưng hệ thống sẽ làm cho công việc của họ trở nên dễ dàng hơn. Thay vì việc các nhân viên an ninh phải kiểm tra “từng người một”, công nghệ sẽ quét khuôn mặt của họ, giúp đẩy nhanh quá trình nhập cảnh.
Bên cạnh “nhận diện khuôn mặt”, Tokyo 2020 hứa hẹn sẽ là sân khấu lớn cho các giải pháp, dịch vụ công nghệ được triển khai nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước “xứ sở mặt trời mọc” bên cạnh những vòng thi đấu gay cấn, căng thẳng.
Nguyễn Nguyễn
Thế vận hội mùa đông 2018 diễn ra tại Pyeongchang, Hàn Quốc, chứng kiến màn biểu diễn ánh sáng của hơn 1.200 chiếc drone bay trên bầu trời với nhiều màu sắc độc đáo khác nhau, khiến người xem cảm nhận rõ được tầm ảnh hưởng của công nghệ tới mọi mảng lĩnh vực đời sống.
Tuy nhiên, sự thống trị của công nghệ tại Pyeongchang 2018 sẽ sớm bị vượt qua bởi chính đối thủ “hàng xóm láng giềng” – Nhật Bản. Cụ thể, kỳ Olympic 2020 sắp tới tổ chức tại Tokyo được xác nhận sẽ có sự góp mặt của một trong những công nghệ hiện đại nhất vào thời điểm hiện nay: nhận diện khuôn mặt.
Theo đó, tất cả những thành viên tham dự kỳ Olympic, bao gồm vận động viên, huấn luyện viên, tình nguyện viên, cổ động viên, trọng tài,… đều sẽ qua cửa bằng nhận diện khuôn mặt thay vì các phương thức thông thường.
Ngay cả khán giả nếu muốn đăng ký vé xem Olympic cũng phải gửi kèm hình ảnh khuôn mặt cho ban tổ chức qua website. Từ đó, các máy quét sẽ kiểm tra thẻ ID và xác minh hình ảnh trong điều kiện thực tế.
Việc áp dụng phương pháp này sẽ giảm tải tình trạng tắc nghẽn tại các phòng vé, cũng như hoàn toàn loại bỏ được phương thức vé xem truyền thống.
Tại Tokyo 2020, “nhận diện khuôn mặt” cũng sẽ lần đầu tiên được áp dụng trong thể thức Paralympic Games (thế vận hội dành cho người khuyết tật).
Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên “nhận diện khuôn mặt” được sử dụng trong một kỳ thế vận hội, mặc dù trước đó tại Olympic 2014, hệ thống tương tự đã được sử dụng tại sân bay Sochi.
Tsuyoshi Iwashita, giám đốc điều hành an ninh tại Tokyo 2020, cho biết hệ thống có mục tiêu “ngăn chặn các truy cập trái phép” tại các địa điểm tổ chức sự kiện.
Nhân viên an ninh sẽ vẫn có mặt, nhưng hệ thống sẽ làm cho công việc của họ trở nên dễ dàng hơn. Thay vì việc các nhân viên an ninh phải kiểm tra “từng người một”, công nghệ sẽ quét khuôn mặt của họ, giúp đẩy nhanh quá trình nhập cảnh.
Bên cạnh “nhận diện khuôn mặt”, Tokyo 2020 hứa hẹn sẽ là sân khấu lớn cho các giải pháp, dịch vụ công nghệ được triển khai nhằm quảng bá hình ảnh của đất nước “xứ sở mặt trời mọc” bên cạnh những vòng thi đấu gay cấn, căng thẳng.
Nguyễn Nguyễn