Apple có thể đang gặt hái được những thành công tại thị trường Mỹ, Châu Âu hay thậm chí là Trung Quốc. Tuy nhiên riêng tại Ấn Độ, nhà sản xuất iPhone vẫn đang phải chịu thất bại thảm hại trước Samsung, Xiaomi và các nhà sản xuất smartphone giá rẻ.
Ấn Độ là một thị trường khó tính, nơi người tiêu dùng rất quan tâm đến giá cả. Chính vì vậy mà smartphone giá rẻ được ưa chuộng hơn cả, trong khi smartphone cao cấp gần như không có đất sống.
OnePlus có một chiến lược hợp lý giúp thống trị thị phần smartphone cao cấp tại Ấn Độ.
Tuy nhiên có một hãng smartphone nhỏ bé vẫn tìm được con đường dẫn đến thành công của riêng mình, bằng việc bán những chiếc smartphone cao cấp tại đất nước 1,3 tỷ dân này. Đó chính là OnePlus.
Đồng sáng lập kiêm CEO Pete Lau của OnePlus đã từng chia sẻ rằng, mục tiêu của hãng điện thoại này là hướng đến người dùng trẻ, với những chiếc smartphone Android phong cách và mạnh mẽ. Bên cạnh đó là giá bán cạnh tranh nhưng vẫn tạo lợi nhuận, nhờ chiến lược quảng bá sản phẩm rất tiết kiệm nhưng hợp lý.
Nhờ vào những chiến lược hợp lý, OnePlus đang chiếm tới 40% thị phần smartphone cao cấp tại Ấn Độ. Con số này là 0% khi OnePlus lần đầu ra mắt tại đây vào năm 2014. Đây là thị phần của những chiếc smartphone có giá bán từ 435 USD trở lên, ngay cả Samsung cũng chỉ chiếm 35% thị phần và Apple là 14%.
OnePlus 6 là chiếc smartphone cấu hình mạnh mẽ, nhưng có giá bán chỉ bằng một nửa so với những chiếc smartphone cao cấp khác.
CEO của OnePlus nhận định: “Phân khúc smartphone cao cấp tại Ấn Độ có thể vẫn còn khá nhỏ, nhưng sức mua từ những người trẻ đang tăng lên và tạo ra một tiềm năng lớn vào năm 2020. Chúng tôi không muốn sản xuất những chiếc smartphone giá 100 USD, các thiết bị giá rẻ cần có sự đánh đổi về chất lượng mà chúng tôi không muốn như vậy”.
Trên thực tế, OnePlus không nằm trong top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Ấn Độ. Các vị trí đó thuộc về Samsung, Xiaomi, Vivo, Oppo và Huawei. Trong đó hầu hết những tên tuổi này thành công tại Ấn Độ nhờ bán smartphone giá rẻ.
Riêng OnePlus lựa chọn cho mình một con đường khác, một con đường đầy khó khăn nhưng lại có thể đi đến thành công. Trong khi đó, Apple cũng chọn con đường tương tự nhưng lại đang phải vật lộn để vượt qua những khó khăn.
Apple đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán những chiếc iPhone tại Ấn Độ.
Có vẻ như Apple thực sự cần phải mang sách vở đến để học tập hãng smartphone nhỏ bé OnePlus, về cách bán smartphone cao cấp tại Ấn Độ. Thậm chí Apple đã phải sa thải ba giám đốc bán hàng của mình tại Ấn Độ trong tháng 6 vừa qua, do doanh số bán hàng quá thất vọng.
Chuyên gia phân tích Rushabh Doshi tại Canalys nhận định: “Chiến lược của OnePlus là trang bị cấu hình mạnh mẽ cho những chiếc smartphone cao cấp, nhưng giá bán chỉ bằng một nửa đối thủ, đã đem lại thành công. Chiến lược giá đã thu hút những người dùng muốn sở hữu một thiết bị cao cấp, nhưng vẫn có thói quen tiết kiệm khi mà đời sống của họ chưa thực sự quá cao”.
Apple cũng biết điều đó, nên đã ưu ái thị trường Ấn Độ với các chính sách chiết khấu và ưu đãi giảm giá. Bên cạnh đó, Apple cũng tiếp tục bán những chiếc iPhone SE và iPhone 6 có giá chỉ dưới 350 USD. Tuy nhiên cấu hình phần cứng của những chiếc iPhone này đều đã lỗi thời, trong khi đó những chiếc iPhone mới ra mắt đều có giá quá cao.
Những chiếc iPhone mới nhất của Apple có giá bán quá cao.
Tại Ấn Độ, iPhone 8 có giá bán tới 990 USD, iPhone X có giá bán hơn 1.300 USD, cao hơn cả các thị trường khác trên thế giới. Trong khi đó, OnePlus 6 mới nhất cũng chỉ có giá bán là 510 USD.
Trong tương lai, thị trường Ấn Độ có thể sẽ thay đổi, nhu cầu của người dùng có thể sẽ thay đổi để giúp Apple thành công tại đây. Nhưng hiện tại, để thành công tại Ấn Độ chỉ cần hai công thức đơn giản, đó là cấu hình mạnh và giá bán cạnh tranh.
Tham khảo: Bloomberg Vì sao iPhone “thất thủ” đau đớn trước điện thoại Galaxy và Xiaomi trên đất Ấn Độ?
Ấn Độ là một thị trường khó tính, nơi người tiêu dùng rất quan tâm đến giá cả. Chính vì vậy mà smartphone giá rẻ được ưa chuộng hơn cả, trong khi smartphone cao cấp gần như không có đất sống.
OnePlus có một chiến lược hợp lý giúp thống trị thị phần smartphone cao cấp tại Ấn Độ.
Tuy nhiên có một hãng smartphone nhỏ bé vẫn tìm được con đường dẫn đến thành công của riêng mình, bằng việc bán những chiếc smartphone cao cấp tại đất nước 1,3 tỷ dân này. Đó chính là OnePlus.
Đồng sáng lập kiêm CEO Pete Lau của OnePlus đã từng chia sẻ rằng, mục tiêu của hãng điện thoại này là hướng đến người dùng trẻ, với những chiếc smartphone Android phong cách và mạnh mẽ. Bên cạnh đó là giá bán cạnh tranh nhưng vẫn tạo lợi nhuận, nhờ chiến lược quảng bá sản phẩm rất tiết kiệm nhưng hợp lý.
Nhờ vào những chiến lược hợp lý, OnePlus đang chiếm tới 40% thị phần smartphone cao cấp tại Ấn Độ. Con số này là 0% khi OnePlus lần đầu ra mắt tại đây vào năm 2014. Đây là thị phần của những chiếc smartphone có giá bán từ 435 USD trở lên, ngay cả Samsung cũng chỉ chiếm 35% thị phần và Apple là 14%.
OnePlus 6 là chiếc smartphone cấu hình mạnh mẽ, nhưng có giá bán chỉ bằng một nửa so với những chiếc smartphone cao cấp khác.
CEO của OnePlus nhận định: “Phân khúc smartphone cao cấp tại Ấn Độ có thể vẫn còn khá nhỏ, nhưng sức mua từ những người trẻ đang tăng lên và tạo ra một tiềm năng lớn vào năm 2020. Chúng tôi không muốn sản xuất những chiếc smartphone giá 100 USD, các thiết bị giá rẻ cần có sự đánh đổi về chất lượng mà chúng tôi không muốn như vậy”.
Trên thực tế, OnePlus không nằm trong top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Ấn Độ. Các vị trí đó thuộc về Samsung, Xiaomi, Vivo, Oppo và Huawei. Trong đó hầu hết những tên tuổi này thành công tại Ấn Độ nhờ bán smartphone giá rẻ.
Riêng OnePlus lựa chọn cho mình một con đường khác, một con đường đầy khó khăn nhưng lại có thể đi đến thành công. Trong khi đó, Apple cũng chọn con đường tương tự nhưng lại đang phải vật lộn để vượt qua những khó khăn.
Apple đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán những chiếc iPhone tại Ấn Độ.
Có vẻ như Apple thực sự cần phải mang sách vở đến để học tập hãng smartphone nhỏ bé OnePlus, về cách bán smartphone cao cấp tại Ấn Độ. Thậm chí Apple đã phải sa thải ba giám đốc bán hàng của mình tại Ấn Độ trong tháng 6 vừa qua, do doanh số bán hàng quá thất vọng.
Chuyên gia phân tích Rushabh Doshi tại Canalys nhận định: “Chiến lược của OnePlus là trang bị cấu hình mạnh mẽ cho những chiếc smartphone cao cấp, nhưng giá bán chỉ bằng một nửa đối thủ, đã đem lại thành công. Chiến lược giá đã thu hút những người dùng muốn sở hữu một thiết bị cao cấp, nhưng vẫn có thói quen tiết kiệm khi mà đời sống của họ chưa thực sự quá cao”.
Apple cũng biết điều đó, nên đã ưu ái thị trường Ấn Độ với các chính sách chiết khấu và ưu đãi giảm giá. Bên cạnh đó, Apple cũng tiếp tục bán những chiếc iPhone SE và iPhone 6 có giá chỉ dưới 350 USD. Tuy nhiên cấu hình phần cứng của những chiếc iPhone này đều đã lỗi thời, trong khi đó những chiếc iPhone mới ra mắt đều có giá quá cao.
Những chiếc iPhone mới nhất của Apple có giá bán quá cao.
Tại Ấn Độ, iPhone 8 có giá bán tới 990 USD, iPhone X có giá bán hơn 1.300 USD, cao hơn cả các thị trường khác trên thế giới. Trong khi đó, OnePlus 6 mới nhất cũng chỉ có giá bán là 510 USD.
Trong tương lai, thị trường Ấn Độ có thể sẽ thay đổi, nhu cầu của người dùng có thể sẽ thay đổi để giúp Apple thành công tại đây. Nhưng hiện tại, để thành công tại Ấn Độ chỉ cần hai công thức đơn giản, đó là cấu hình mạnh và giá bán cạnh tranh.
Tham khảo: Bloomberg Vì sao iPhone “thất thủ” đau đớn trước điện thoại Galaxy và Xiaomi trên đất Ấn Độ?