Theo trang South China Morning Post, cơ quan giám sát tiêu dùng thuộc Hội bảo vệ Người tiêu dùng Thâm Quyến đã tiến hành kiểm tra 30 mẫu ốp lưng, bao da của 28 thương hiệu điện thoại phổ biến nhất Trung Quốc. Kết quả, ốp lưng dành cho 7 mẫu smartphone của Apple, Xiaomi, Tiya, Yuening và Q-Guo chứa các chất độc hại vượt quá tiêu chuẩn châu Âu.
Những mẫu ốp lưng và bao da mà cơ quan giám sát kiểm nghiệm do chính các công ty điện thoại bán kèm máy hoặc phân phối chính thức thông qua cửa hàng ủy quyền tại Trung Quốc.
Các chất độc hại được tìm thấy trong bài kiểm tra chủ yếu là than chì, chất hóa dẻo (plasticiser) và hydrocarbon thơm đa vòng ngưng tụ (Polycyclic Aromatic Hydrocarbon – PAHs), đều là những chất có thể làm tổn thương nội tạng và dẫn đến ung thư. Theo kết quả thu được, hàm lượng chất hóa dẻo có trong ốp lưng của Xiaomi lên tới 17%, cao gấp 170 lần so với mức an toàn 0,1% của châu Âu. Ngay cả những ốp lưng chất lượng cao của Apple có giá 45 USD (hơn 1 triệu đồng) cũng không vượt qua được bài kiểm tra khi hàm lượng PAHs cao gấp 50 lần mức an toàn.
Về phía Xiaomi, hãng điện thoại lớn thứ 4 Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kết quả này, cho rằng những tiêu chuẩn của châu Âu này vốn được nhắm đến các bộ đồ ăn hay các dụng cụ cho trẻ em nên áp dụng lên ốp lưng điện thoại là không phù hợp. Hãng cũng đã đưa ra 15 quy tắc được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong dây chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. “Các sản phẩm ốp lưng của Xiaomi là an toàn cho người tiêu dùng”, công ty tuyên bố.
Tuy nhiên, Hội bảo vệ Người tiêu dùng Thâm Quyến cho rằng trẻ nhỏ thường có xu hướng cắn vào ốp lưng nên các tiêu chuẩn cao hơn là rất cần thiết. “Mặc dù chúng tôi đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất để thực hiện bài kiểm tra ốp lưng, 23 trong số 30 mẫu được thử nghiệm không hề có bất kỳ hợp chất độc hại nào”, đại diện của Hội cho biết, đồng thời nói thêm rằng các sản phẩm ốp lưng của Huawei, Vivo và một số hãng khác bán trên trang thương mại điện tử NetEase đều vượt qua bài kiểm tra.
Apple chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về việc này.
Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới, với gần 450 triệu máy được bán ra trong năm 2017. Tuy nhiên, con số ốp lưng chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều, khi các thống kê cho thấy 75% người tiêu dùng tại quốc gia này sẽ mua ốp lưng cho điện thoại, và tần suất thay ốp lưng hiển nhiên sẽ cao hơn thay điện thoại.
Tháng 8/2017, 263.000 chiếc ốp cho iPhone chứa dung dịch lạ, lấp lánh cũng bị thu hồi tại thị trường Mỹ. Theo ủy ban An toàn thực phẩm Mỹ, dung dịch bên trong ốp lưng có thể gây khó chịu cho da, thậm chí làm phồng rộp hoặc bỏng hóa học cho da nếu rò rỉ.
Văn Hoàn
Những mẫu ốp lưng và bao da mà cơ quan giám sát kiểm nghiệm do chính các công ty điện thoại bán kèm máy hoặc phân phối chính thức thông qua cửa hàng ủy quyền tại Trung Quốc.
Các chất độc hại được tìm thấy trong bài kiểm tra chủ yếu là than chì, chất hóa dẻo (plasticiser) và hydrocarbon thơm đa vòng ngưng tụ (Polycyclic Aromatic Hydrocarbon – PAHs), đều là những chất có thể làm tổn thương nội tạng và dẫn đến ung thư. Theo kết quả thu được, hàm lượng chất hóa dẻo có trong ốp lưng của Xiaomi lên tới 17%, cao gấp 170 lần so với mức an toàn 0,1% của châu Âu. Ngay cả những ốp lưng chất lượng cao của Apple có giá 45 USD (hơn 1 triệu đồng) cũng không vượt qua được bài kiểm tra khi hàm lượng PAHs cao gấp 50 lần mức an toàn.
Về phía Xiaomi, hãng điện thoại lớn thứ 4 Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kết quả này, cho rằng những tiêu chuẩn của châu Âu này vốn được nhắm đến các bộ đồ ăn hay các dụng cụ cho trẻ em nên áp dụng lên ốp lưng điện thoại là không phù hợp. Hãng cũng đã đưa ra 15 quy tắc được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong dây chuyền sản xuất để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. “Các sản phẩm ốp lưng của Xiaomi là an toàn cho người tiêu dùng”, công ty tuyên bố.
Tuy nhiên, Hội bảo vệ Người tiêu dùng Thâm Quyến cho rằng trẻ nhỏ thường có xu hướng cắn vào ốp lưng nên các tiêu chuẩn cao hơn là rất cần thiết. “Mặc dù chúng tôi đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt nhất để thực hiện bài kiểm tra ốp lưng, 23 trong số 30 mẫu được thử nghiệm không hề có bất kỳ hợp chất độc hại nào”, đại diện của Hội cho biết, đồng thời nói thêm rằng các sản phẩm ốp lưng của Huawei, Vivo và một số hãng khác bán trên trang thương mại điện tử NetEase đều vượt qua bài kiểm tra.
Apple chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về việc này.
Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới, với gần 450 triệu máy được bán ra trong năm 2017. Tuy nhiên, con số ốp lưng chắc chắn sẽ cao hơn rất nhiều, khi các thống kê cho thấy 75% người tiêu dùng tại quốc gia này sẽ mua ốp lưng cho điện thoại, và tần suất thay ốp lưng hiển nhiên sẽ cao hơn thay điện thoại.
Tháng 8/2017, 263.000 chiếc ốp cho iPhone chứa dung dịch lạ, lấp lánh cũng bị thu hồi tại thị trường Mỹ. Theo ủy ban An toàn thực phẩm Mỹ, dung dịch bên trong ốp lưng có thể gây khó chịu cho da, thậm chí làm phồng rộp hoặc bỏng hóa học cho da nếu rò rỉ.
Văn Hoàn