Qua mắt NASA, một thiên thạch vừa rơi xuống châu Phi - Ảnh 1.

Hình ảnh mô phỏng về cảnh tượng thiên thạch vỡ trong không gian – Ảnh: PHYS

Theo trang tin Gizmodo, một khối thiên thạch đã bùng sáng trên bầu trời ở Botswana, châu Phi, vào tối 2-6 (giờ địa phương). Điều đáng nói là các nhà khoa học phát hiện ra khối thiên thách rộng gần 3m này chỉ vài giờ trước khi nó rơi xuống Trái Đất.
NASA theo dõi được 90% số vật thể gần Trái Đất có kích thước lớn hơn đường kích 150m. Điều này có nghĩa họ sẽ bỏ sót rất nhiều vật thể có kích thước nhỏ hơn cho tới khi chúng đã bay sát sạt Trái Đất rồi.
Khối thiên thạch gần đây vừa nói đến có tên là 2018 LA, được Phòng quan trắc thiên văn Catalina Sky Survey tại bang Arizona phát hiện ngày 2-6.

Tại thời điểm người ta phát hiện ra nó, khối thiên thạch đang ở khoảng cách xa so với Trái Đất gần giống với Mặt trăng.
Các nhà nghiên cứu nhận ra nó đang trên hành trình lao vào Trái Đất, và cũng đã có thể dự đoán được một vài vị trí trên Trái Đất sẽ là điểm rơi xuống của thiên thạch này.

Những quan trắc tiếp theo cũng đã giúp các nhà thiên văn xác định được khả năng va chạm của thiên thạch này xuống phần phía nam châu Phi.
Sau đó một khối đá đã lao vào khí quyền với tốc độ 38.000 dặm một giờ vào lúc 18h44 ngày 2-6 giờ Botswana, tạo thành một quả cầu lửa, khớp với dự đoán của các nhà khoa học.