Mới đây, Qualcomm tuyên bố rằng họ đã chính thức từ bỏ thương vụ thâu tóm hãng chip Hà Lan NXP trị giá 44 tỷ USD. Hiện Qualcomm có giá trị 88 tỷ USD.
Theo CEO Steve Mollenkopf, Qualcomm sẽ từ bỏ thương vụ thâu tóm NXP. Và như tuyên bố trước đó, nếu không thành công trong thương vụ này, công ty sẽ mua lại 30 tỷ USD cổ phiếu để mang lại giá trị đáng kể cho các cổ đông.
Dự kiến, để chính thức “chia tay”, Qualcomm sẽ phải trả cho NXP 2 tỷ USD phí phá vỡ hợp đồng.
Tháng 10/2016, Qualcomm lần đầu hé lộ kế hoạch thâu tóm NXP nhưng thương vụ này đã vấp phải nhiều rào cản về mặt pháp lý. Và những rắc rối pháp lý ngày càng tăng khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang. Trước đó, thời hạn chốt hợp đồng đã được nới rộng nhưng hồi tháng Tư, Qualcomm tuyên bố rằng họ sẽ từ bỏ nếu thương vụ này không được cơ quan chức năng Trung Quốc phê duyệt trước ngày 25/7.
Qualcomm và NXP đã được tám cơ quan chức năng khác nhau trên toàn cầu phê duyệt và có vẻ như sẽ nhận được cái gật đầu từ phía Trung Quốc trong tháng 7. Nhưng mọi thứ đã thay đổi theo chiều hướng xấu trong những tuần gần đây khi Tổng thống Donal Trump đề xuất mức thuế mới với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nếu sáp nhập thành công, Qualcomm sẽ có thể mở rộng phạm vi hoạt động sang ngành công nghiệp ô tô cũng như Internet of Thing.
Gần đây, Chủ tịch Qualcomm Cristiano Amon chia sẻ rằng nếu thâu tóm được NXP, Qualcomm sẽ có thể đẩy nhanh lộ trình sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thất bại trong thương vụ này không ảnh hưởng gì đến chiến lược tổng thể của Qualcomm.
“Chúng tôi đã chờ thương vụ thâu tóm NXP gần 2 năm và rất nhiều thứ đã xảy ra trong hai năm ấy”, ông Amon nói. “Chúng tôi đã xây dựng thành công một doanh nghiệp đa dạng và NXP sẽ đẩy mạnh chiến lược đó. Thâu tóm NXP không mang tới một chiến lược mới cho chúng tôi, nó chỉ giúp chúng tôi lớn mạnh hơn và phát triển nhanh hơn”. Qualcomm Q3/2018: Trải qua một quý thuận lợi, doanh thu đạt 5,6 tỷ USD, công ty dự kiến sẽ mua lại cổ phiếu thay vì mua lại NXP
Theo CEO Steve Mollenkopf, Qualcomm sẽ từ bỏ thương vụ thâu tóm NXP. Và như tuyên bố trước đó, nếu không thành công trong thương vụ này, công ty sẽ mua lại 30 tỷ USD cổ phiếu để mang lại giá trị đáng kể cho các cổ đông.
Dự kiến, để chính thức “chia tay”, Qualcomm sẽ phải trả cho NXP 2 tỷ USD phí phá vỡ hợp đồng.
Tháng 10/2016, Qualcomm lần đầu hé lộ kế hoạch thâu tóm NXP nhưng thương vụ này đã vấp phải nhiều rào cản về mặt pháp lý. Và những rắc rối pháp lý ngày càng tăng khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang. Trước đó, thời hạn chốt hợp đồng đã được nới rộng nhưng hồi tháng Tư, Qualcomm tuyên bố rằng họ sẽ từ bỏ nếu thương vụ này không được cơ quan chức năng Trung Quốc phê duyệt trước ngày 25/7.
Qualcomm và NXP đã được tám cơ quan chức năng khác nhau trên toàn cầu phê duyệt và có vẻ như sẽ nhận được cái gật đầu từ phía Trung Quốc trong tháng 7. Nhưng mọi thứ đã thay đổi theo chiều hướng xấu trong những tuần gần đây khi Tổng thống Donal Trump đề xuất mức thuế mới với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nếu sáp nhập thành công, Qualcomm sẽ có thể mở rộng phạm vi hoạt động sang ngành công nghiệp ô tô cũng như Internet of Thing.
Gần đây, Chủ tịch Qualcomm Cristiano Amon chia sẻ rằng nếu thâu tóm được NXP, Qualcomm sẽ có thể đẩy nhanh lộ trình sản phẩm của mình. Tuy nhiên, thất bại trong thương vụ này không ảnh hưởng gì đến chiến lược tổng thể của Qualcomm.
“Chúng tôi đã chờ thương vụ thâu tóm NXP gần 2 năm và rất nhiều thứ đã xảy ra trong hai năm ấy”, ông Amon nói. “Chúng tôi đã xây dựng thành công một doanh nghiệp đa dạng và NXP sẽ đẩy mạnh chiến lược đó. Thâu tóm NXP không mang tới một chiến lược mới cho chúng tôi, nó chỉ giúp chúng tôi lớn mạnh hơn và phát triển nhanh hơn”. Qualcomm Q3/2018: Trải qua một quý thuận lợi, doanh thu đạt 5,6 tỷ USD, công ty dự kiến sẽ mua lại cổ phiếu thay vì mua lại NXP