Samsung dường như đang quan tâm đến việc đưa công nghệ mã hóa thành trọng tâm trong các hoạt động kinh doanh lớn nhất thế giới của mình. Mảng kinh doanh bán dẫn của họ đang sản xuất chip cho hoạt động đào tiền mã hóa. Mảng kinh doanh thiết bị điện tử được cho là đang làm việc trên một blockchain để giám sát hoạt động logistic của mình. Theo nguồn tin từ Bloomberg, Samsung đang có kế hoạch sử dụng blockchain để hợp lý hóa hoạt động logistic cho mảng kinh doanh đồ điện tử khổng lồ của mình. Theo giám đốc logistic của Samsung, nỗ lực này có thể giúp công ty tiết kiệm 20% chi phí vận tải. Một điều khác khiến dự án này rất đáng chú ý khi nó được phục vụ cho Samsung Electronics, trái tim trong đế chế kinh doanh của tập đoàn này. Bộ phận này tạo ra 170 tỷ USD doanh thu vào năm ngoái từ các sản phẩm điện tử tiêu dùng, màn hình và điện thoại di động.

Samsung đặt công nghệ blockchain và mã hóa thành trọng tâm cho hoạt động kinh doanh của mình - Ảnh 1.

Trong khi đó, mảng kinh doanh bán dẫn của Samsung ghi nhận 69 tỷ USD doanh thu vào năm ngoái, đưa họ lên vị trí số một thế giới, vượt qua cả Intel. Vào tháng Một vừa qua, công ty cho biết doanh thu mảng kinh doanh chip còn được tăng cường thêm nhờ vào hoạt động khai thác tiền mã hóa. Theo báo cáo thu nhập của Samsung, bộ phận này đang cung cấp các chip 10nm đời mới cho những nhà sản xuất giấu tên của các dàn máy đào tiền mã hóa. Những cỗ máy này sẽ trở nên hiệu quả hơn đáng kể so với những con chip tiêu chuẩn hiện tại: những con chip 16nm được hãng Đài Loan TSMC sản xuất cho các dàn máy đào Antminer S9 của Bitmain. Những con chip của Samsung có thể sẽ tiếp sức cho cuộc “chạy đua vũ trang” trong thế giới đào Bitcoin trị giá nhiều tỷ USD, khi các tin đồn cho rằng chúng sẽ được trang bị cho các dàn máy đào của một đối thủ bí mật mới của Bitmain, có tên Halong Mining. Hãng này tuyên bố dàn máy đào Dragonmint T1 của mình tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn 25% so với sản phẩm của Bitmain. Đào tiền mã hóa tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, đồng thời đây cũng là chi phí chính cho các thợ đào. Bên cạnh thế giới tiền mã hóa, các blockchain của những công ty lớn đang chiếm thị phần không hề kém cạnh. Các hãng lớn như Walmart, Foxconn, IBM và Maersk đều đang thử nghiệm các giải pháp blockchain của riêng mình để hợp lý hóa mạng lưới hậu cần logistic của mình, dự kiến có thể tiết kiệm đến hàng tỷ USD chi phí. Trong khi đó, những máy đào tiền mã hóa đang trở nên có lợi nhuận lớn đến mức chiếm một thành phần quan trọng trong báo cáo thu nhập của những công ty niêm yết như TSMC. Bitmain được cho là đã có được đến 4 tỷ USD lợi nhuận vào năm ngoái. Samsung đang từng bước thiết lập để góp mặt trong cả hai mặt trận này.