Họ đã mô tả cấu trúc trường điện từ đáng kinh ngạc xung quanh hai mặt trăng của sao Mộc: Europa và Ganymede. Các trường điện từ vô hình xung quanh hai mặt trăng này được cung cấp bởi trường điện từ riêng của sao Mộc, tạo ra một cỗ máy gia tốc hạt cực mạnh, có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng hoặc thậm chí phá hủy một con tàu vũ trụ. Loại sóng mang tên “Sóng điệp khúc” là sóng điện từ tần số thấp, xuất hiện tự nhiên xung quanh các hành tinh, kể cả Trái Đất.
Những loại sóng xuất hiện gần hành tinh của chúng ta hầu hết là vô hại, nhưng chúng có khả năng tạo ra các hạt “sát thủ” di chuyển với tốc độ cực nhanh có thể gây thiệt hại cho công nghệ nhân tạo nếu vô tình chúng ta ở nhầm chỗ, nhầm thời điểm. Từ trường của sao Mộc lớn gấp hàng nghìn lần Trái đất, đủ mạnh để trở thành vật chủ hấp dẫn các mặt trăng như Europa và Ganymede trong khi bản thân 2 mặt trăng này cũng tự tạo ra từ trường riêng của chúng. Điều này tạo ra sóng điệp khúc cực mạnh và các nhà khoa học tin rằng mặt trăng Ganymede được bao quanh bởi môi trường sóng mạnh gấp hàng triệu lần so với bất cứ thứ gì chúng ta đã thấy trên Trái Đất. Giáo sư Richard Horne, đồng tác giả của nghiên cứu giải thích: “Sóng điệp khúc đã được phát hiện trong không gian xung quanh Trái Đất, nhưng không ở đâu mạnh như những sóng ở Sao Mộc. Ngay cả khi một phần nhỏ của những con sóng này thoát khỏi vùng lân cận của Ganymede, chúng sẽ có khả năng tăng tốc các hạt giải phóng năng lượng rất cao và cuối cùng tạo ra các electron rất nhanh bên trong từ trường của sao Mộc”. Và trong trường hợp các hạt “sát thủ” này hội tụ đủ, chúng có khả năng phá hủy một con tàu vũ trụ. Đó cũng có lẽ là lý do vì sao con người vẫn chưa quan tâm đến việc ghé thăm sao Mộc.
Những loại sóng xuất hiện gần hành tinh của chúng ta hầu hết là vô hại, nhưng chúng có khả năng tạo ra các hạt “sát thủ” di chuyển với tốc độ cực nhanh có thể gây thiệt hại cho công nghệ nhân tạo nếu vô tình chúng ta ở nhầm chỗ, nhầm thời điểm. Từ trường của sao Mộc lớn gấp hàng nghìn lần Trái đất, đủ mạnh để trở thành vật chủ hấp dẫn các mặt trăng như Europa và Ganymede trong khi bản thân 2 mặt trăng này cũng tự tạo ra từ trường riêng của chúng. Điều này tạo ra sóng điệp khúc cực mạnh và các nhà khoa học tin rằng mặt trăng Ganymede được bao quanh bởi môi trường sóng mạnh gấp hàng triệu lần so với bất cứ thứ gì chúng ta đã thấy trên Trái Đất. Giáo sư Richard Horne, đồng tác giả của nghiên cứu giải thích: “Sóng điệp khúc đã được phát hiện trong không gian xung quanh Trái Đất, nhưng không ở đâu mạnh như những sóng ở Sao Mộc. Ngay cả khi một phần nhỏ của những con sóng này thoát khỏi vùng lân cận của Ganymede, chúng sẽ có khả năng tăng tốc các hạt giải phóng năng lượng rất cao và cuối cùng tạo ra các electron rất nhanh bên trong từ trường của sao Mộc”. Và trong trường hợp các hạt “sát thủ” này hội tụ đủ, chúng có khả năng phá hủy một con tàu vũ trụ. Đó cũng có lẽ là lý do vì sao con người vẫn chưa quan tâm đến việc ghé thăm sao Mộc.