ZTE – nhà sản xuất di động lớn thứ tư tại Mỹ vừa chính thức tuyên bố ngừng hoạt động sau khi lệnh cấm từ chính phủ nước này được đưa ra. Hãng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm chủ lực, bao gồm điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông ra khỏi hệ thống bán hàng online và tích cực tìm giải pháp thay thế.

Cũng trong tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã ra lệnh cấm các công ty Mỹ bán linh kiện hoặc cung cấp dịch vụ cho ZTE cho đến năm 2025.
Nhìn lại khoảng thời gian trước đó, ZTE khá thành công trong việc tiếp cận người dùng Mỹ khi chiếm đến 10% thị trường smartphone của nước này, đồng thời trở thành nhà sản xuất di động lớn thứ tư tại Mỹ, theo số liệu từ Counterpoint Technology.

Sau ZTE, thuong hieu Trung Quoc nao se roi thi truong My?
Một tòa nhà có đặt logo của ZTE tại Thượng Hải, Trung Quốc. 

Không may mắn như người đồng hương, Huawei – một thương hiệu điện thoại khác của Trung Quốc gần như bị “loại từ vòng gửi xe” khi mới mấp mé tiếp cận thị trường Mỹ. Hiện Huawei cũng đang bị tích cực điều tra, và rất có khả năng hãng này cũng sẽ chịu chung số phận với ZTE, hoặc chí ít cũng phải đối mặt với lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu.
Giống như Apple, Samsung hay Qualcomm, bên cạnh các sản phẩm chủ lực, Huawei còn sở hữu một số lượng “tài sản trí tuệ” đáng giá, trong đó có cả giấy phép sử dụng và sản xuất chip di động theo kiến trúc ARM. Vì vậy, hãng này hoàn toàn có thể tự chế tạo linh kiện bán dẫn riêng và trở thành đối thủ đáng gờm của Qualcomm trong tương lai.
Hay nói cách khác, nếu vẫn bị “cấm vận” về việc bán các sản phẩm di động và viễn thông, Huawei vẫn còn đủ sức trụ lại thị trường Mỹ ở các mảng khác. Đó chưa kể mới đây, hãng đang hợp tác với nhà mạng AT&T để xây dựng tiêu chuẩn mạng 5G toàn cầu.

Sau ZTE, thuong hieu Trung Quoc nao se roi thi truong My?
Sớm nhận trái đắng khi lên kế hoạch tiếp cận người dùng Mỹ nhưng Huawei cho biết hãng vẫn sẽ tiếp tục ở lại thị trường này. 

Nhưng không phải nhà sản xuất Trung Quốc nào cũng có sự chuẩn bị như Huawei. Góp mặt trong danh sách “tiềm năng” này là hai thương hiệu điện thoại gần phụ thuộc hoàn toàn vào Qualcomm: OnePlus và Xiaomi. Trong đó, đáng quan ngại nhất chính là OnePlus vì hãng này không phân phối sản phẩm qua nhà cung cấp dịch vụ hay hệ thống đại lý, mà đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người dùng cuối, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Nhiều thông tin cũng cho thấy có sự tồn tại của một quỹ đầu tư trị giá lên đến 47 tỷ USD từ chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy kế hoạch tự chế tạo chip xử lý của nước này.
Về lâu dài, sự phát triển công nghệ độc lập này là tốt đối với các công ty Trung Quốc. Nhưng cũng chính nó lại trở thành yếu tố khiến các tập đoàn công nghệ Mỹ không thể tiếp cận thị trường lớn nhất thế giới, về nhân công lẫn nhu cầu từ người dùng.
Câu hỏi lớn đang được đặt ra là: “liệu câu chuyện về ZTE có phải là khởi đầu cho hàng loạt kế hoạch “hất cẳng” các nhà sản xuất Trung Quốc khỏi thị trường Mỹ hay không?” Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, ZTE sẽ hoàn toàn biến mất khỏi thị trường di động Mỹ, một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

VietBao.vn