Mới đây một trang Facebook có nguồn gốc từ Trung Quốc tên 羽軒粉絲團 (Yu Xuan Fan Group – Yuxuan.fc) đã làm cộng đồng mạng nước này cũng như khu vực ngạc nhiên khi thấy hình ảnh các quân nhân Việt Nam sử dụng băng vệ sinh phụ nữ để lót những đôi ủng tác chiến của họ. Bài post được đăng vào ngày Chủ Nhật vào ngày vừa qua đã làm nhiều người ngạc nhiên và cảm thấy thích thú trước công dụng không ngờ tới từ nhu yếu phẩm của chị em phụ nữ này.
Bài đăng của trang Facebook Yu Xuan Fan Group khiến nhiều người ngạc nhiên về một công dụng khác của băng vệ sinh phụ nữ.
Bài đăng với dòng caption là: “Không chỉ chị em phụ nữ mà cả những người đàn ông cũng tìm ra cách hữu hiệu để sử dụng các vật phẩm này.”
Tấm ảnh được đăng tải với hình ảnh được cho là thuộc về các anh bộ đội Việt Nam, sử dụng băng vệ sinh lót giày nhắm hút ẩm và giúp bàn chân của họ khô ráo hơn khi thực hiện nhiệm vụ.
Không những giúp hút ẩm và đảm bảo khô ráo cho bàn chân, những miếng băng vệ sinh này còn có tác dụng phòng ngừa vi khuẩn, đồng thời làm phần đế cứng của ủng tác chiến mềm mại hơn. Đồng thời, băng vệ sinh cũng được cho là ít nhiều làm giảm thiểu vi khuẩn trong giày.
Mặc dù cách sử dụng băng vệ sinh này không còn mới (dân phượt ở Việt Nam thường xuyên mách nước nhau công dụng này của băng vệ sinh khi tham gia các chuyến đi đường dài), thế nhưng cư dân mạng quốc tế có vẻ còn khá lạ lẫm với công dụng này. Tuy vật, ở các nước châu Á nóng ẩm, ngoài Việt Nam ra cũng có binh sĩ ở nhiều quân đội khác sử dụng chung phương pháp này để giữ tình trạng khô ráo cho bàn chân. Tuy vậy, các anh bộ đội Việt Nam vẫn được cộng đồng mạng ngợi khen là “quá thông minh” khi sáng tạo ra ích lợi khác của việc sử dụng băng vệ sinh.
Tờ Independent cũng cho hay, một doanh nhân trẻ ở Trung Quốc cách đây vài năm cũng đã phát triển những bao bì đóng gói băng vệ sinh cho nam giới để các nam sinh viên tại Đại học Tây Nam – Trùng Khánh có thể mua chúng cho bạn gái hoặc sử dụng cho mục đích riêng (như đi học quân sự chẳng hạn) mà không bị ngại. Dân mạng chỉ trích con số 35 km/h của tàu trên cao nhưng “bên Tây” tốc độ thế nào?