Mỗi khi bạn mở một chai nước ngọt có ga, sẽ có rất nhiều bọt khí trào ra ngoài, đó chính là CO2. Nhưng liệu ai đã từng thắc mắc rằng tại sao CO2 lại xuất hiện trong loại nước này mà không phải là một loại khí khác?
Ai cũng biết CO2 là sản phẩm sinh ra trong quá trình đốt cháy hay hô hấp của con người và động vật. Ở điều kiện bình thường, CO2 là khí không màu, không mùi, không vị và khi ta khi hít thở phải ở nồng độ cao (nguy hiểm do nó gắn liền với rủi ro ngạt thở) tạo ra vị chua trong miệng và cảm giác nhói ở mũi và cổ họng. Các hiệu ứng này là do khí hòa tan trong màng nhầy và nước bọt, tạo ra dung dịch yếu của axít cacbonic.
1. An toàn và tan nhiều trong nước
Trang Science ABC cho biết chính khả năng hòa tan tốt là lý do CO2 thường xuất hiện trong các loại nước giải khát. Theo đó, ở điều kiện áp suất bình thường; 1,5l CO2 có thể hòa tan trong 1l nước.
Một lý khác là sự an toàn. Mặt bằng chung mà nói CO2 không độc đối với con người, nhiều khí khác cũng hòa tan nhiều trong nước như H2S, NH3 hay SO2 nhưng độc tính của chúng rất cao và gây nguy hiểm đến tính mạng con người khi đi vào cơ thể.
CO2 là khí được sử dụng phổ biến vì tan nhiều trong nước và an toàn. (Ảnh: Womantalk.com)
Khi tan trong nước, CO2 sẽ kết hợp với nước tạo thành dung dịch axit cacbonic yếu. Điều này khác với các khí khác khi tan trong nước tạo thành axit mạnh có độc tính rất cao.
Metan cũng có thể được dùng thay thế CO2 trong thức uống có ga nhưng metan lại dễ cháy.
2. Tạo vị chua
CO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit cacbonic yếu. Chính axit cacbonic kết hợp với hương liệu có trong nước ngọt có ga đã tạo nên vị chua đặc trưng như vậy. Khi uống nước ngọt có ga, axit cacbonic kích thích lên vòm miệng khiến chúng ta có cảm giác chua như vậy. Nếu không có CO2 trong nước giải khát, chẳng khác nào chúng ta đang uống nước lọc vậy.
Ngoài ra, khí CO2 sủi lên những bọt khí và thường kèm theo có tiếng “xịt” đặc biệt giúp sản phẩm hấp dẫn hơn, đánh thức vị giác cũng như thính giác của người uống.
(Ảnh: caramanjur.com)
3. Bảo quản thực phẩm
Oxy chiếm 1/5 về thể tích trong không khí nhưng tại sao người ta lại không dùng O2 cho nước uống có ga như CO2?
Đơn giản là oxy sẽ làm hỏng đồ ăn và thức uống. Trong thức ăn, có nhiều chất không bền như các axit béo chưa no, chất thơm, sắc tố, các vitamin nên dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với oxy hoặc không khí.Khi đồ ăn hay thức uống có hiện tượng ôi thiu hay chuyển màu, mùi thơm mất đi là do nguyên nhân này mà ra.
Vì vậy người ta không dại gì mà dùng khí “phá hủy” này trong sản xuất nước giải khát.
Thức ăn ôi thiu một phần là do bọ oxy phá hoại. (Ảnh: ziare.com)
Ngoài ra, giá thành của CO2 khá là rẻ, có thể dùng cho sản xuất ở mức độ công nghiệp. Bên cạnh đó, việc tận dụng các khí thải như CO2 để tạo nên sản phẩm có giá trị kinh tế và tránh ô nhiễm tập trung cũng là một vấn đề cần đáng lưu tâm.
Nói tóm lại, dù có rất nhiều loại khí tốt hơn CO2 về một điểm nào đó nhưng ở CO2 tổng hòa của tất cả yếu tố: hòa tan, an toàn, bền vững, phổ biến.
CO2 ngày nay được dùng nhiều trong bảo quản thực phẩm. (Ảnh: MysTown.com)
Tuy nhiên, nồng độ CO2 trong nước giải khát cũng cần được kiểm định trước, nếu vượt quá tiêu chuẩn có thể dẫn đến những bệnh như vôi hóa cột sống, đau dạ dày hoặc viêm loét ruột. Ngoài ra, CO2 nặng hơn không khí nên về lâu dài nếu sử dụng thường xuyên nước uống có ga có thể gây khó thở, thậm chí là suy tim.
Vậy tại sao khi ta mở lon nước ngọt, khí CO2 lại trào lên?
Các nhà máy sản xuất nước ngọt thường dùng áp suất lớn để ép CO2 hòa tan vào nước với tỉ lệ khối lượng/diện tích khoảng 84,36 kg/cm2. Sau đó người ta lại nạp nước vào bình và đóng kín, giữ nguyên áp suất lớn. Khi mở nắp chai, do áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí làm các bọt khí thoát ra giống như lúc đun nước sôi.
CO2 được nén với áp suất cao trong các lon nước ngọt. (Ảnh: VN.City)
Khi ta uống nước ngọt, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO2. Môi trường nhiệt độ cao trong dạ dày khiến CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm người uống có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Hơn nữa, CO2 cũng kích thích nhẹ lên thành dạ dày giúp tăng cường việc tiết dịch vị và tiêu hóa.
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm: