Nhiều nhà vệ sinh công cộng có gắn một thiết bị treo tường, mà khi ấn vào sẽ tạo ra một âm thanh nhằm khỏa lấp âm thanh không mấy êm ái khi có người tiểu tiện.
Tuy nhiên, âm thanh khỏa lấp này cũng còn nhiều khiếm khuyết, do đó công ty điện tử Roland đã nảy ra ý tưởng tạo ra một loại thiết bị để làm mất hoàn toàn tiếng ồn trong phòng tắm.
Trước khi nền công nghệ bùng nổ vào những năm 1980, người sử dụng nhà vệ sinh có thể xả nước xuống nền nhà hoặc mở nước bồn rửa để khỏa lấp âm thanh mà họ tạo ra khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, điều này sẽ làm lượng nước xả ra tiêu hao không cần thiết, nên một giải pháp thân thiện môi trường được nghiên cứu và khái niệm máy phát âm thanh trong toilet được nghĩ đến. Nổi tiếng nhất trong số các thiết bị dạng này được phát triển và sản xuất bởi Toto là Otohime (theo nghĩa đen trong tiếng Nhật là “công chúa âm thanh”).

Các thiết bị trên đã giải quyết vấn đề hao phí nước thải nhưng chỉ mang lại hiệu quả phần nào trong việc làm cho người ta thoải mái trong nhà vệ sinh, bởi vì âm thanh mà chúng tạo ra không hoàn hảo trong việc khỏa lấp tiếng ồn “tế nhị”. Và hiện nay, một giải pháp tốt hơn đã được nghiên cứu và giới thiệu.
Nhãn hàng đồ dùng gia đình Lixil của Nhật đã hợp tác với nhà sản xuất dụng cụ Roland để cùng xử lý vấn đề nhạy cảm của tiếng ồn trong toilet. Họ tạo một thiết bị mới gọi là “Sound Decorator”. Không giống như các giải pháp gần đây, chỉ tìm cách khỏa lấp tiếng ồn bằng cách phát ra âm thanh khác, thiết bị mới làm cho âm thanh gốc hoàn toàn không nghe được. Họ đạt được điều này bằng cách tạo ra một âm thanh có bước sóng tương tự nhưng mạnh mẽ hơn so với tiếng động phát ra khi đi tiểu, và thông qua những gì được gọi là hiệu quả “che thính giác”, họ có thể vô hiệu hóa các bước sóng yếu hơn và do đó loại bỏ tiếng ồn không mong muốn.
Khi thiết bị được kích hoạt, nó sẽ gợi lên một khu rừng yên tĩnh, với một con suối rì rào và tiếng chim hót. Như thông cáo báo chí của Lixil cho biết, “Chúng tôi đã mang thiết bị lên núi và ghi lại nhiều mẫu âm thanh và tiếng chim hót nơi hoang dã. Bạn có thể tận hưởng cảm giác thư giãn với âm thanh gợi những hình ảnh của rừng”.
Lixil bắt đầu bán hệ thống “Sound Decorator” từ tháng 2 vừa qua, nhưng các thiết bị này chỉ có ở Nhật với hai phiên bản, một được kích hoạt bởi bộ cảm biến chuyển động khi người dùng vẫy bàn tay của họ gần với bảng điều khiển, và nút kia tự động phát ra âm thanh khi có người tiếp cận nhà vệ sinh.
Phiên bản vận hành tay có giá 21.800 yen (khoảng 4,6 triệu đồng), và phiên bản tự động giá 32.800 yen (khoảng 6,9 triệu đồng).