Tên lửa Anti-Radiation Missile được thiết kế để dẫn đến mục tiêu dựa vào phát xạ điện tử kết hợp với hệ dẫn radar của tên lửa không đối đất. Vũ khí này có thể phát hiện, tấn công và phá hủy một ăng ten radar hoặc một trạm phát. Nó được trang bị hệ thống kiểm soát HCSM cho khả năng tiêu diệt mọi loại radar trên thế giới hiện nay.
Tên lửa được sản xuất với giá cực đắt khoảng 284.000 USD. Tên lửa nặng khoảng 355kg, dài 4,1m, lắp đầu nổ phá mảnh nặng 66kg, trang bị động cơ rocket cho tầm bắn 150km, tốc độ bay 2.280km/h.
Tên lửa chống bức xạ của Mỹ. Ảnh: Kiến thức
Tên lửa Anti-Radiation Missile được sản xuất vào tháng 3/1983 và triển khai vào biên chế cuối năm 1985 với VA-72 và VA-46 trên boong tàu USS Mỹ. Lần đầu tiên nó được sử dụng chiến đấu là để chống lại vị trí đặt tên lửa SA-5 của Libya vào tháng 3/1986. Tên lửa này còn được Hải quân và Không quân Mỹ sử dụng rộng rãi trong chiến dịch Bão táp Sa mạc giai đoạn Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991.
Do sở hữu một động cơ phản lực nhiêu liệu rắn, không khói đẩy khiến nó đạt đến tốc độ Mach 2. Được biết, vũ khí này được không quân Mỹ tiến hành phóng thử nghiệm thành công biến thể nâng cấp vào năm 2014. Đây là một phần trong chương trình nâng cấp tên lửa chống radar này với hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM của Không quân Mỹ, nhằm nâng cao khả năng chính xác và giảm thiệt hại phụ trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra tên lửa Anti-Radiation Missile được trang bị dẫn đường tự động bao gồm hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU gia tăng khả năng tấn công chính xác mục tiêu, chịu được tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu. Lần thử nghiệm trên còn là để xác định khả năng của HCSM, trước khi chính thức được đưa vào trang bị cho không quân Mỹ.
Thực tế, về mặt lý thuyết, nguồn phát vô tuyến của đối phương mà các tên lửa chống bức xạ có thể dò ra bao gồm sóng radar, nguồn phát sóng gây nhiễu hay thậm chí là cả hệ thống liên lạc radio sóng ngắn cũng có thể bị theo dõi và dò theo bằng loại tên lửa này. Phần lớn các loại tên lửa chống bức xạ được thiết kế là tên lửa không đối đất, thường được sử dụng kèm với các loại máy bay chiến thuật đặc biệt mang tên “Áp chế Phòng không Đối phương”.
Đến ngày nay, các loại tên lửa chống bức xạ đang phát triển ngày càng tiên tiến, bên cạnh đó là các phương án, thiết bị và khí tài tác chiến ngày càng được nâng cấp để đảm bảo đối phó tốt được dưới sự đe dọa của các loại tên lửa này.
Với những uy lực trên, tên lửa chống radar cao tốc này là một trong những vũ khí quan trọng của không quân Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của máy bay Mỹ trước hệ thống phòng không kẻ thù tiềm năng.
An Dương (T/h)
VietBao.vn