1. Luôn vệ sinh ống kính

Bạn hãy nhớ dùng khăn lau, miếng vải hoặc đơn giản nhất là áo sơ mi để làm sạch ống kính, bởi trong quá trình sử dụng, bụi bẩn, mồ hôi và dấu vân tay có thể bám vào phần camera.

2. Để ý đến micro

Hãy chú ý vị trí đặt micro trên điện thoại và chắc chắn rằng bàn tay bạn không vô tình che nó đi khi quay video làm giảm âm lượng thu vào. Bên cạnh đó, hầu hết micro tích hợp trên smartphone đều rất bình thường nên bạn cần mua micro gắn ngoài nếu muốn nâng cao chất lượng âm thanh cho video.

3. Sử dụng cả 2 tay

quay-video-bang-smartphone
Dùng 2 tay sẽ tốt hơn là chỉ 1. Thao tác này giúp bạn quay video mượt mà và ổn định hơn, không bị rung. Với một số điện thoại cao cấp được trang bị công nghệ ổn định hình ảnh quang học, bạn nhớ bật tính năng này lên nếu có xu hướng di chuyển camera khi đang quay phim.

4. Giữ máy nằm ngang

Đừng bao giờ quay video theo chiều dọc. Video quay ngang không chỉ giúp bạn xem nó đẹp hơn trên PC hay tivi mà còn giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chỉnh sửa sau này.
Trong lúc quay, bạn hãy cố gắng tìm một đường thẳng nằm ngang (từ tòa nhà, khung cửa sổ, đường chân trời) và giữ nó cố định trong khung hình làm tham chiếu duy trì góc độ, đảm bảo góc nhìn thuận lợi cho người xem.

5. Cẩn thận ở những khu vực có độ tương phản cao

Hãy cẩn thận khi ghi hình ở khu vực có cả ánh sáng mặt trời chiếu sáng mạnh lẫn bóng tối – tức những nơi có độ tương phản cao, khiến điện thoại phải liên tục hoạt động để điều chỉnh về mức cân bằng, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng video. Tốt nhất, bạn nên đứng ở vị trí mà độ tương phản không quá cao.
quay-video-bang-smartphone
Một trường hợp không lý tưởng để quay video

6. Sạc pin

Quay phim (nhất là quay video 4K) tiêu hao nhiều năng lượng của điện thoại. Vì vậy, trước khi bắt đầu lưu giữ những khoảnh khắc, bạn hãy đảm bảo máy còn đủ pin hoặc nhớ mang theo pin dự phòng. Để tiết kiệm pin trong khi quay phim, bạn có thể sử dụng chế độ trên máy bay và nhớ đừng dùng đèn flash.

7. Dọn dẹp bộ nhớ

Video 4K có dung lượng cao nên sẽ lấp đầy bộ nhớ cực nhanh. Nếu điện thoại có khe cắm thẻ nhớ, hãy chắc chắn bạn đang quay và lưu video vào thẻ nhớ. Ngược lại, bạn cần giải phóng bộ nhớ trong, để lại càng nhiều không gian lưu trữ càng tốt trước khi bắt đầu quay nếu không muốn nhìn thấy thông báo “Bộ nhớ trong bị đầy” và đoạn video tự động bị ngắt vào đúng thời điểm quan trọng.
quay-video-bang-smartphone
Ngoài ra, bạn cũng có thể khởi động lại điện thoại trước khi quay để đóng tất cả các ứng dụng nền, đảm bảo bộ xử lý được dành riêng cho việc quay video.

8. Tránh di chuyển từ vùng tối đến sáng

Khi chủ thể di chuyển từ vùng tối đến vùng sáng và ngược lại, cân bằng trắng có thể trở nên “điên loạn”. Nói chung, ánh sáng có thể gây ra nhiều vấn đề khi quay đối tượng chuyển động, vì vậy, bạn cần chú ý đến sự chuyển tiếp giữa 2 miền sáng – tối và trong khả năng của mình, hãy luôn tìm kiếm vị trí quay có điều kiện ánh sáng tối ưu.

9. Không dùng zoom kỹ thuật số

Khác với zoom quang học, zoom kỹ thuật số chỉ phóng to các điểm ảnh và làm giảm chất lượng video. Vì vậy, nếu bạn muốn quay cận cảnh, hãy lại gần đối tượng (nhưng nhớ dùng 2 tay cầm máy như quy tắc số 3 và bước thật chậm rãi để tránh bị rung).

quay-video-bang-smartphone
Trong trường hợp dư dả một chút, bạn có thể đầu tư thêm ống kính zoom để xử lý tình huống này dễ dàng hơn.

10. Thư giãn

Hãy duy trì nhịp điệu và tư thế ổn định khi quay, đừng nâng máy lên – hạ máy xuống đột ngột, hành động này không tốt cho người xem một chút nào.
Nếu buộc phải quay video trong thời gian dài, hãy cân nhắc thực hiện nhiều đoạn riêng biệt rồi sau đó cắt ghép lại, đừng cố gắng nắm bắt tất cả mọi thứ chỉ bằng một đoạn video duy nhất nhưng không đủ chất lượng.

11. Quay ở độ phân giải 4K (nếu có thể)

Nếu điện thoại hỗ trợ quay phim 4K, hãy sử dụng để có video ở độ phân giải cao. Tương tự như vậy là chế độ quay HDR (sẽ tạo ra độ tương phản cao hơn).
quay-video-bang-smartphone
Về cơ bản, điều chỉnh mọi thiết lập lên mức cao nhất là điều cần thiết để bạn kỳ vọng về chất lượng thành phẩm tốt nhất. Tuy nhiên, do thao tác này sẽ tiêu hao nhiều pin nên các nhà sản xuất thường để mặc định các thông số ở khoảng giữa, bạn cần vào phần cài đặt camera để chỉnh lại.

12. Làm chậm

Một trong những điểm tạo ra khác biệt giữa video đẹp và xấu là tốc độ di chuyển của camera. Vì vậy, bạn nhớ di chuyển điện thoại/camera thật chậm rãi nhé.

13. Quy tắc một phần ba

quay-video-bang-smartphone-10
Đây là quy tắc giống như khi bạn chụp ảnh. Hãy chia khung hình ra thành 9 ô hình chữ nhật và đặt đối tượng vào điểm giao giữa những đường kẻ.

14. Chỉnh tay mức phơi sáng

quay-video-bang-smartphone
Việc đặt mức phơi sáng thủ công sẽ cho hiệu quả tốt hơn phần mềm làm tự động (sẽ thay đổi mức độ trong khi quay phim).

15. Chỉnh sửa

quay-video-bang-smartphone
Cảnh quay và kỹ năng quay là quan trọng, nhưng bạn có thể làm được rất nhiều thứ với việc chỉnh sửa hậu kỳ. Một số thao tác có thể được thực hiện ngay trên thiết bị, nhưng để có kết quả tốt nhất, bạn nên cân nhắc tải về các phần mềm chuyên dụng.

16. Đầu tư phụ kiện

Như đã đề cập ở một số mục trong bài viết, bạn có thể mua thêm phụ kiện để quá trình quay video diễn ra đơn giản hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Micro chuyên dụng, ống kính và chân chống/tay cầm cố định máy là 3 loại phụ kiện phổ biến thường được những người quay video bằng điện thoại chuyên nghiệp sử dụng.
quay-video-bang-smartphone-9
Bạn có thường xuyên quay video trên smartphone? Bạn có mẹo nào để nâng cao chất lượng của thước phim ghi lại? Nếu có, hãy chia sẻ với mọi người thông qua phần bình luận ở bên dưới nhé.