Trung Quoc phat minh ra cong nghe �Ssach hon� de san xuat pin lithiumGiáo sư Qiu Zumin thuộc Viện nghiên cứu khoa học môi trường và kỹ thuật, Đại học Nanchang tuyên bố công nghệ chiết xuất lithium mới đã vượt qua vòng thẩm định cấp quốc gia về khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Phương pháp mới này được kỳ vọng sẽ thay thế cho phương pháp chiết xuất lithium hiện đang được sử dụng tại Trung Quốc. Phương pháp hiện đang được sử dụng được cho là tạo ra quá nhiều chất thải và mang lại lợi nhuận thấp.

Pin lithium hiện được sử dụng rộng rãi cho các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng và xe ô-tô điện. Ngoài ra, lithium cũng được sử dụng trong một số ngành sản xuất như dược phẩm, gốm, thuỷ tinh và nhiều ngành công nghiệp khác.
Nguyên liệu thô để sản xuất ra những viên pin lithium là hợp chất lithium carbonate. Mặc dù Trung Quốc sở hữu một lượng lớn tài nguyên lithium, nhưng do công nghệ khai khoáng lỗi thời nên 80% nhu cầu lithium carbonate của nước này hiện vẫn phải nhập khẩu.
Với phương pháp chiết xuất truyền thống, mỗi tấn lithium carbonate được sản xuất sẽ tạo ra khoảng 30 đến 40 tấn chất thải, và chi phí để xử lý số chất thải này rất tốn kém.
Phương pháp chiết xuất mới được hợp tác phát triển bởi Công ty Giang Tây Haohai Lithium Energy phối hợp với Trường đại học Nanchang và một số tổ chức khác, có khả năng tách tất cả các nguyên tố thành phần từ quặng lithium.
Ông Peng Guiyong, Chủ tịch Công ty Haohai tuyên bố công ty này có kế hoạch đầu tư một tỷ Yuan (khoảng 156 triệu USD) để xây dựng dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 40 nghìn tấn lithium carbonate mỗi năm.

Tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) luôn tự nhận là nơi có mỏ quặng lithium lớn nhất thế giới, với trữ lượng lithium oxide (lithium ô-xít) chiếm 1/3 tổng trữ lượng toàn Trung Quốc.

QUỐC DŨNG Theo: Tân Hoa Xã

VietBao.vn