Ông Vũ Duy Hân – Chủ tịch UBND xã Hồng Nam cho biết, nắm bắt được tình hình của cơn bão số 4, xã đã huy động 6 tổ hợp máy bơm có công suất từ 4.000m3/h đến 24.000m3/h, cộng với 18 tổ hợp máy bơm của Trạm bơm Triều Dương (xã Hải Triều, Tiên Lữ) hỗ trợ để chống ngập úng cho bà con.

Ông Vũ Duy Hân - Chủ tịch UBND xã Hồng Nam (Tiên Lữ, Hưng Yên).
Ông Vũ Duy Hân – Chủ tịch UBND xã Hồng Nam (Tiên Lữ, Hưng Yên).

Bên cạnh đó, tại những khu vực như mương máng, đồng trũng xã đã chủ động tiến hành tát cạn để tránh trường hợp mưa lớn gây ngập úng cục bộ.

 
Người dân dùng vải lưới che chắn cho cây nhãn. 

Đối với các hộ dân, loa truyền thanh xã luôn cập nhật 24/24 tình hình diễn biến của cơn bão số 4, tuyên truyền bà con chủ động chằng chống, níu cành để tránh va đập khi có bão. Đặc biệt, chú trọng nâng cao nhận thức cho người dân, không được thu hoạch nhãn non, nhãn chưa chín chạy bão ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế.

 
Người dân dùng gậy để chống cành nhãn có quả để tránh gãy khi gió to. 

Chủ động trước khi bão về, bà Trịnh Thị Minh Tuyết (thôn Lê Như Hổ) – một hộ dân trồng nhãn đã tranh thủ thu hoạch diện tích nhãn đã đến kỳ. Bên cạnh đó, để hạn chế việc nhãn bị dập khi gió bão to, gia đình bà Tuyết đã chủ động chằng và chống cho cây nhãn.

 
Người dân thu hoạch nhãn đã đến kỳ. 

Được biết, xã Hồng Nam có khoảng 200ha trồng nhãn với gần 1.200 hộ dân, ước tính sản lượng năm nay đạt từ 3.500-4.000 tấn. Cho đến thời điểm hiện tại, chính quyền địa phương khẳng định, đã triển khai tất cả các biện pháp ứng phó, trong 24h tới bão về mức thiệt hại của bà con luôn được giảm thiểu ở mức độ thấp nhất.

Vựa nhãn lớn xã Hồng Nam trước thời điểm bão chưa về.
Vựa nhãn lớn xã Hồng Nam trước thời điểm bão chưa về.

Trước đó, sáng 16.8, ông Nguyễn Văn Phóng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đã kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ và chống úng nội đồng tại vùng nhãn VietGap trên địa bàn xã.