Cứ 20 người thì có 1 người nghiện nặn mụn
Hãy nhắc lại cho tôi biết tác hại của việc nặn mụn là gì?
Phải nói rằng những ca bệnh nghiêm trọng xuất phát từ hành động nặn mụn thực sự hiếm. Nhưng tác hại thông thường của điều đó thì ai cũng đã biết. Nặn mụn thường dẫn đến “tình trạng viêm nặng hơn, kéo dài thời gian mụn xuất hiện và có thể để lại sẹo“, Tsippora Shainhouse, một bác sĩ da liễu tại Đại học Nam California cho biết.Những người có da tối màu khi nặn mụn thường để lại sẹo dễ nhìn thấy trên da hơn.Điều gì sẽ xảy ra khi tôi bóp vỡ mụn?“Mụn là những túi nhỏ dưới da chứa dầu tự nhiên, tế bào da chết và đôi khi cả vi khuẩn và bạch cầu“, Shimnhouse giải thích. “Đôi khi, chúng nằm ở một lỗ nhỏ trên bề mặt da – một lỗ chân lông. Khi siết chặt da để bóp vỡ mụn, bạn đang tạo ra một vết rách trên da, vết rách sau đó cần phải chữa lành và có thể để lại sẹo”.Nếu mụn có vi khuẩn bên trong, nó được gọi là Propionobacterium acnes. Trong khi ép vỡ mụn, bạn có thể đẩy vi khuẩn vào lỗ chân lông xung quanh, từ đó khiến mụn lây lan nhiều hơn trên da.
Các giai đoạn của mụn
Tại sao mọi người lại nghiện nặn mụn đến thế, ngay cả tôi hình như cũng thích nặn mụn?
Việc nặn mụn mang đến cho mọi người cảm giác thỏa mãn. Đó là do não bộ sản sinh ra dopamine, chất dẫn truyền thần kinh mang lại niềm vui, nhà tâm lý học Sanam Hafeez đồng thời là giảng viên tại Đại học Sư phạm Columbia cho biết.Khi chính tay mình nặn mụn, bạn sẽ nhận được sự thỏa mãn ngay lập tức. “Dopamine được giải phóng trong não khi bạn cảm thấy một cảm giác thỏa mãn. Đó là trung tâm phần thưởng của bộ não. Nhìn thấy mủ, máu hoặc chất lỏng bật ra từ mụn làm cho mọi người cảm thấy thỏa mãn“, Hafeez nói.Vì vậy, quá trình nặn mụn thực sự tác động đến não bộ và cảm xúc. Đầu tiên, khi bạn nhìn thấy một nốt mụn trên mặt bạn sẽ nửa mừng nửa lo. Tiếp theo, khi quyết định “giải quyết” nó, bạn sẽ bình tĩnh và tập trung. Sau đó, khi mụn bật ra, cảm xúc thỏa mãn cùng dopamin sẽ dâng trào.Như chúng ta biết, mọi thứ liên quan đến dopamin đều có thể gây nghiện, từ ma túy, sex, cho đến mua sắm và đồ ngọt. Bởi vậy, mọi người cũng có thể nghiện nặn mụn với hiệu ứng làm tăng dopamin của nó.Vấn đề là việc nặn mụn có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Mụn trở lại sẽ bắt đầu chu kỳ lo lắng. Trong những trường hợp nghiêm trọng, những người nghiện nặn mụn có thể phát triển một dạng rối loạn vận động- OCD gọi là Pathological skin picking (PSP).Tổ chức OCD quốc tế ước tính rằng rối loạn này ảnh hưởng đến 5% dân số, và có thể gây ra tình trạng căng thẳng về thể chất cũng như tâm lý nghiêm trọng, như trường hợp người phụ nữ 51 tuổi kể trên.
Hình ảnh này có thể kích thích bạn, dopamin sẽ tiết ra khi bạn thỏa mãn với việc lấy được mụn ra khỏi da
Nếu đôi khi buồn tay tôi mới nặn mụn và cũng nặn rất cẩn thận thì có sao không?
Nó phụ thuộc vào bạn là ai. Bạn có phải là bác sĩ da liễu không? Nếu không thì đừng tự tin thái quá.Biết vậy, nhưng khi không thể cưỡng lại dopamin, tôi nên làm gì?Các bác sĩ hiểu rằng không phải ai cũng có thể cưỡng lại khát khao nặn mụn. Vì vậy, họ cũng cung cấp một vài lời khuyên. Shainhouse cho biết đây là 7 bước mà bạn có thể làm để đảm bảo việc nặn mụn an toàn nhất:
1. Rửa khu vực mụn bằng xà bông và nước để loại bỏ hết bụi bẩn cũng như mỹ phẩm trang điểm
2. Thấm mụn bằng cồn để khử trùng da.
3. Rửa tay thật kỹ để giảm thiểu vi khuẩn lây từ các ngón tay và móng tay vào khu vực có mụn.
4. Lấy kim nặn mụn chuyên dụng và nhúng nó vào cồn để khử trùng (đốt trên lửa sẽ không diệt khuẩn được hoàn toàn).
5. Hãy nặn những nốt mụn đã “chín” nhất— thường là mụn căng trên một vết sưng đầy mủ màu vàng.
6. Dùng hai đầu tăm bông sạch và cuộn vết thương từ ngoài vào trong để loại bỏ mủ, bã nhờn và mảnh vỡ tế bào da chết. Cố gắng làm điều đó trong một lần duy nhất để giảm thiểu kích ứng và nguy cơ làm rách da.
7. Hãy cân nhắc việc bôi thêm thuốc mỡ kháng khuẩn hoặc kem trị mụn để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp mụn nhanh lành.
Tôi nặn hết mụn trắng rồi, có thể nặn thêm mụn chưa “chín” màu đỏ không?Không, đừng tham lam thế. Nếu mụn sưng đau màu đỏ, hôm nay chưa phải ngày để nó bật ra ngoài.Tham khảo Tonic, NCBI