Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC
Theo Giovanni Vigna, giáo sư khoa học máy tính tại UC Santa Barbara và là người đồng sáng lập công ty bảo mật mạng Lastline, hacker sẽ bán lại dữ liệu DNA cho các nhóm đối tượng khác.
Ông cho biết: “Dữ liệu DNA có thể sinh lời nhiều hơn bạn nghĩ. Rất nhiều công ty bảo hiểm hiện nay đang ráo riết mua các thông tin di truyền để tính toán chi phí bảo hiểm y tế và bảo hiểm nhân thọ. Các nhà khoa học thì cần dữ liệu này để nghiên cứu, còn cảnh sát có thể dựa vào DNA nhằm theo dõi tội phạm.”
MyHeritage vốn không cung cấp thông tin kiểm tra sức khỏe hoặc y tế, nhưng nhiều dịch vụ như 23andMe và Helix thì có và điều này sẽ dẫn đến một vấn đề còn nghiêm trọng hơn là vi phạm đạo đức sinh học khi rò rỉ dữ liệu DNA.
Natalie Ram, giáo sư sinh học tại Đại học Baltimore, nói thêm: “Bệnh viện Indiana đã trả 55.000 USD cho hacker bán dữ liệu di truyền cộng với trường hợp Golden State Killer gần đây cho thấy chúng ta đang thiếu mạnh mẽ trong việc bảo vệ cả một kho tàng thông tin nhạy cảm như DNA.”
Nhiều chuyên gia còn cho biết hacker còn đòi tiền chuộc chính nạn nhân và chúng có thể đe dọa thu hồi quyền truy cập hoặc đăng thông tin nhạy cảm trực tuyến nếu không được nhận tiền.
Trong tương lai, nếu dữ liệu di truyền trở nên phổ biến, mọi người có thể trả một khoản phí và có quyền truy cập vào thông tin DNA của một ai đó, qua đó các công ty có thể chọn từ chối thế chấp hoặc tăng chi phí bảo hiểm đối với họ.
Điều gây phức tạp là mã di truyền có thể không phải là thông tin giá trị nhất, nhưng lại là thông tin không thể thay đổi. Số thẻ tín dụng bị mất có thể làm lại nhưng mã DNA sẽ chẳng bao giờ đổi khác. Cho nên, mức độ nghiêm trọng của vi phạm DNA thật sự lớn hơn nhiều so với vi phạm tín dụng.
Theo Tuổi trẻ