Chỉ còn 2 ngày nữa là FIFA World Cup 2018 sẽ chính thức diễn ra tại Nga và ngay khi giải bóng toàn cầu này bắt đầu những cải tiến mới nhất thế kỉ 21 về công nghệ cho bóng đá cũng sẽ được áp dụng trong suốt 64 trận đấu.
Đó là những công cụ công nghệ được thiết lập để hỗ trợ trọng tài và cung cấp thêm thông tin cho các đội trong các trận đấu, sau đây là video tổng kết 3 công nghệ được sử dụng tại World Cup 2018: VAR (Video Assistant Referee); GLT (Goal-Line Technology); EPTS (Electronic Performance & Tracking Systems). Ngoài ra còn có công nghệ NFC được tích hợp trong trái bóng Adidas Telstar 18 sử dụng chính thức cho World Cup 2018.

1. Trợ lý video hỗ trợ trọng tài (VAR)

VAR là viết tắt của cụm từ “Video Assistant Referees” (tạm dịch: Trợ lý trọng tài qua video), giúp cho quyết định của trọng tài trở nên chính xác hơn sau khi xem lại hình ảnh quay chậm lại trong các tình huống ghi bàn, phạt đền hay thẻ đỏ.
Sau nhiều tranh cãi cuối cùng FIFA cũng đã quyết định sẽ áp dụng công nghệ này vào World Cup 2018 sắp tới. Trước đó, nhiều chuyên gia lại cho rằng việc làm này khiến cho trận đấu bị gián đoán, vai trò của trọng tài trở nên mờ nhạt và cảm xúc người xem bị “bóp méo”.
Thực tế công nghệ này đã được áp dụng ở Ý, Tây Ban Nha và Mỹ cùng một số quốc gia khác, cho đến tận cuộc họp diễn ra vào tháng 3 năm nay diễn ra tại Bogotá, Colombia, FIFA mới bật đèn xanh cho công nghệ này ở World Cup 2018. Dựa trên các thiết bị phát và âm thanh từ VAR, trọng tài sẽ xem lại các cảnh quay video trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, công cụ hỗ trợ này giúp “giúp sửa lỗi và phát hiện các sự cố bị bỏ lỡ để thay đổi quyết định trận đấu rõ ràng hơn”, theo FIFA.
Trước khi được đưa vào sử dụng chính thức tại World Cup 2018, công nghệ VAR cũng đã được tùy chỉnh trong 2 năm qua để có thể đáp ứng tốt nhất, “hạn chế tối thiểu các nhược điểm và mang lại lợi ích tối đa”.
2. Công nghệ xác định bàn thắng Goal-line

Công nghệ Goal-Line đã từng được sử dụng lần đầu tiên trong World Cup 2014 tại Brazil và lần này sẽ tiếp tục quay trở lại với nước Nga. Với việc sử dụng thông tin từ 14 camera tốc độ cao – mỗi cầu gôn sẽ được sử dụng 7 camera, tín hiệu rung và tin nhắn sẽ được gửi đến đồng hồ của trọng tài chỉ trong vòng 1 giây, để cho biết bóng đã vượt qua vạch vôi của cầu môn hay chưa và có cản trở trận đấu hay không.
Công nghệ Goal-line do hãng GoalControl của Đức cung cấp. FIFA cho biết, GoalControl đã vượt qua được giai đoạn thử thách khi xác định được chính xác 68 bàn thắng ghi trong Cúp Liên đoàn tổ chức tại Brazil năm 2013. Tiếp đến tại World Cup 2014, Pháp chính là đội tuyển đầu tiên được hưởng lợi từ công nghệ xác định bàn thắng mới goal-line trong trận đấu với đội tuyển Honduras.
3. Hệ thống theo dõi và trình chiếu bằng điện tử (EPTS)

Công nghệ ẩn thứ 3 có sẵn tại mỗi trận đấu bao gồm một số công cụ và thiết bị liên lạc đễ hỗ trợ cho cả 2 đội chơi gọi là Electronic Performance & Tracking Systems (EPTS – tạm dịch: Hệ thống theo dõi và trình chiếu điện tử).
Đội ngũ về kĩ thuật và y tế của đội sẽ được cung cấp các trạm máy và đường dây chuyên dụng, để liên lạc với nhân viên huấn luyện và nhân viên y tế đang ở băng ghế dự bị.
Hệ thống cũng sẽ cung cấp dữ liệu có sẵn được lấy từ 2 camera quang học chuyên theo dõi người chơi và bóng tại trong thời gian thực, kết hợp cùng lúc với cảnh quay trực tiếp được chọn từ các máy ảnh chiến thuật. Sau đó chuyển đến cho các nhà phân tích để đưa ra quyết định trong suốt trận đấu.
4. Adidas Telstar 18 – quả bóng chính thức được tích hợp với smartphone trong World Cup 2018

Trái bóng sẽ được sử dụng chính thức cho FIFA World Cup 2018 vào cuối năm ngoái với tên gọi Adidas Telstar 18 – được lấy cảm hứng từ cái tên quả bóng Telstar đầu tiên được sử dụng tại World Cup 1970.
 Adidas là đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất trái bóng chính thức cho ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh này. Điểm đặc biệt của phiên bản Telstar 18 năm 2018 chính là bên trong quả bóng được gắn một con chip thông minh với Công nghệ giao tiếp tầm gần (NFC), cho phép tương tác với điện thoại thông minh. 
Các nhà thiết kế của Adidas nói rằng việc thiết kế lại trái bóng chính thức nhằm “đổi mới bóng đá để cung cấp cho cả người tiêu dùng lẫn người chơi bóng một trải nghiệm hoàn toàn mới”.
Chip NFC trên Telstra 18 được đặt ở đỉnh trái bóng và có biểu tượng tương tự với biểu tượng Wi-Fi. NFC cũng cho phép hai thiết bị trao đổi thông tin với nhau, nghĩa là khi người dùng kết nối điện thoại với Telstar 18, sẽ nhận được các thông tin liên quan đến 64 trận đấu như cảnh quay, mức độ phủ sóng từ các trang RTÉ2, RTÉ Player và RTÉ News Now cùng với một trang web chuyên dụng của World Cup 2018.

 

Cả điện thoại Android và iPhone đều có thể tương tác với con chip này. Đối với thiết bị Android, bạn chỉ cần mở khóa điện thoại và kích hoạt tiếp nhận tín hiệu NFC, dựa vào các thiết lập đến mạng và kết nối không dây. Sau đó, chạm mặt lưng của điện thoại vào logo NFC trên trái bóng Telstar 18 để thực hiện kết nối.
Đối với các thiết bị của Apple, chỉ có những dòng iPhone gần đây như iPhone 7/ 7 Plus, iPhone 8/8 Plus và iPhone X mới được tích hợp công nghệ này. Ngoài ra, Apple không cung cấp cho iPhone tính năng sẵn có để đọc tín hiệu NFC, vì thế bạn sẽ cần tải về các ứng dụng hỗ trợ đọc thông tin NFC từ bên thứ ba.
Đặc biệt, quả bóng này đã được phi hành gia Oleg Artemyev mang theo trên tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS-08 để đưa lên trạm vũ trụ ngày 24/3. Soyuz MS-08 được phóng lên từ sân bay vũ trụ Baikonur ngày 21/3.