Giám đốc chương trình tác chiến điện tử tại Trung tâm Tác chiến Mặt nước hải quân Mỹ, Bryan Fox tuyên bố: “Nhiệm vụ chính của AN/SLQ-32 là đánh lừa tên lửa diệt hạm, bảo vệ tàu chiến. Việc tích hợp công nghệ mới sẽ giúp tàu chiến Mỹ đối phó với các mối đe dọa hiện nay và tương lai. Đây là năng lực mới, chưa từng xuất hiện trong 30 năm qua”.
Hệ thống tác chiến điện tử của Mỹ khiến cho tên lửa đối phương sợ chết khiếp. Ảnh: ANTĐ
Bộ chỉ huy Các hệ thống Hải quân Mỹ (NAVSEA) cho biết, việc nâng cấp hệ thống AN/SLQ-32 định danh là AN/SLQ-32 Block2 được tiến hành theo từng bước từ năm 2002, nằm trong chương trình Cải tiến Tác chiến điện tử Mặt nước (SEWIP).
Kể từ đó, dự án này liên tục phát triển các hệ thống tác chiến điện tử mạnh hơn, nhằm bảo vệ tàu chiến trước tên lửa chống hạm P-800 Oniks của Nga hay YJ-18 Trung Quốc. Tuy nhiên, nguyên nhân của việc Mỹ nhanh chóng quyết định nâng cấp khí tài tối tân này bởi chúng đã hoạt động không như kỳ vọng ban đầu.
Được biết, hệ thống tác chiến điện tử SEWIP Block 2 là phiên bản nâng cấp tổng thể của hệ thống AN/SLQ-32, nhằm thăm dò, phân tích tín hiệu, đưa ra dự báo, cảnh báo sớm các mối đe dọa, phóng tên lửa chống hạm, mồi nhử đánh lừa địch của đối phương.
Block 2 được Lockheed Martin quyết định thực hiện trong chương trình SEWIP vào tháng 1-2013. Đến tháng 11-2013, được tiến hành thử nghiệm lần đầu trên đất liền và hoàn thành vào đầu tháng 1-2014.
Hải quân Mỹ sẽ mua lô 24 hệ thống SEWIP Block 2 đầu tiên, trang bị cho chiến hạm Bainbridge hiện đang tiến hành thử nghiệm tác chiến. Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ trang bị hệ thống SEWIP Block 2 cho 140 tàu chiến mặt nước, trong đó có tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu đổ bộ.
Ngoài ra, tính về lâu dài Hải quân Mỹ còn có kế hoạch nghiên cứu phát triển SEWIP Block 3. Hệ thống này ngoài “nghe lén” và phát hiện điện từ thụ động, còn có chức năng truyền dẫn tín hiệu và làm nghẽn hoặc gây nhiễu tín hiệu của đối phương.
An Dương (T/h)
VietBao.vn