Thiết bị bí ẩn được gọi là radar phân tán rời rạc công suất cao, có thể điều khiển các hạt trong khí quyển bằng cách sử dụng các chùm năng lượng. Có thể thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh và đầu tư rất nhiều tiền của vào việc nghiên cứu công nghệ, trong đó có một loạt thiết bị được sử dụng vào các mục đích quân sự.
Khi thông tin trên được công bố, một số nhà nghiên cứu cảnh báo rằng chính phủ nước này có thể sử dụng radar để tạo ra các thảm họa tự nhiên chết người, đơn cử như bão, sóng thần…
Một chương trình tương tự nhằm tạo ra hệ thống radar can thiệp khí hậu cũng đang được tài trợ bởi Bộ Quốc phòng và các cơ sở giáo dục của Mỹ. Tuy nhiên, chương trình này đang phải đối mặt với việc bị cắt giảm ngân sách.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ với quân đội (PLA) để thực hiện dự án Scatter Radar ở tỉnh Hải Nam. “Kế hoạch thực hiện đã được chính phủ phê duyệt” – một nhà nghiên cứu làm việc trong dự án chia sẻ với tờ South China Morning Post.
Dự án này có tên gọi là Sanya và đã được triển khai từ năm 2015 với số tiền tài trợ khoảng 15 tỉ USD từ chính phủ Trung Quốc. Zhao Biqiang, một nhà khoa học cấp cao tham gia vào dự án, cho biết chi tiết của thiết bị sẽ không được tiết lộ với công chúng sau khoảng hai, ba năm. “Còn quá sớm để nói về những gì công nghệ có thể làm. Sẽ có rất nhiều thách thức về mặt kỹ thuật và rào cản mà chúng tôi phải đối mặt và vượt qua”.
Theo Tiểu Minh (PLO)
Khi thông tin trên được công bố, một số nhà nghiên cứu cảnh báo rằng chính phủ nước này có thể sử dụng radar để tạo ra các thảm họa tự nhiên chết người, đơn cử như bão, sóng thần…
Một chương trình tương tự nhằm tạo ra hệ thống radar can thiệp khí hậu cũng đang được tài trợ bởi Bộ Quốc phòng và các cơ sở giáo dục của Mỹ. Tuy nhiên, chương trình này đang phải đối mặt với việc bị cắt giảm ngân sách.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phối hợp chặt chẽ với quân đội (PLA) để thực hiện dự án Scatter Radar ở tỉnh Hải Nam. “Kế hoạch thực hiện đã được chính phủ phê duyệt” – một nhà nghiên cứu làm việc trong dự án chia sẻ với tờ South China Morning Post.
Dự án này có tên gọi là Sanya và đã được triển khai từ năm 2015 với số tiền tài trợ khoảng 15 tỉ USD từ chính phủ Trung Quốc. Zhao Biqiang, một nhà khoa học cấp cao tham gia vào dự án, cho biết chi tiết của thiết bị sẽ không được tiết lộ với công chúng sau khoảng hai, ba năm. “Còn quá sớm để nói về những gì công nghệ có thể làm. Sẽ có rất nhiều thách thức về mặt kỹ thuật và rào cản mà chúng tôi phải đối mặt và vượt qua”.
Theo Tiểu Minh (PLO)