T
rong nhiếp ảnh, những người chụp ảnh phong cảnh có lẽ là người phải đầu tư thời gian nhiều nhất, đồng thời phải có được sự may mắn như có mặt đúng thời điểm cũng như lời nói vui “thiên thời địa lợi nhân hòa”.

Để có được tấm hình biển mây quấn quanh tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM như hai tác giả Nguyễn Hữu Duy và Phan Quang Vinh gửi dự cuộc thi ảnh “Sài Gòn 2018” phải cần đến rất nhiều yếu tố may mắn, tất nhiên không loại trừ sự kiên nhẫn săn mây của các nhiếp ảnh gia. Họ đã mất cả tuần để canh mới chụp được những tác phẩm độc đáo đó.

Vượt qua tòa tháp chọc trời ở Sài Gòn Tòa nhà cao 461 m mới xuất hiện ở TP.HCM bỗng trở nên bé nhỏ khi nằm phía dưới thiết bị bay flycam.
Săn ảnh mặt trời mọc từ 5h30
Trong một chuyến công tác từ Hà Nội vào TP.HCM những ngày đầu tháng 8, thời điểm tòa nhà Landmark đã đưa trung tâm thương mại vào khai thác kinh doanh, còn các hạng mục khác vẫn đang trong quá trình thi công và hoàn thiện, tôi quyết định thử sức để có được tấm ảnh trên.

Tòa nhà Keangnam ở Hà Nội nhiều lần từng bị mây bao phủ nhưng đó đều là những lúc mưa mù, thời tiết xấu. Có lẽ chưa có nhiếp ảnh gia nào săn được bức hình đẹp về tòa 72 tầng ở thủ đô vừa bị tụt xuống vị trí cao thứ hai Việt Nam.
Do không thông thạo địa bàn, tôi nhờ một người bạn tên Quân, là nhiếp ảnh tự do, dẫn đi chụp ảnh. Đặt báo thức từ 5h sáng, hai anh em chúng tôi hẹn nhau 5h45 phải có mặt ở địa điểm đẹp nhất cất cánh flycam lên cao chụp ảnh. Đó là lúc mặt trời mọc.
Quân từng chụp hai lần ở đây nhưng cũng chưa có được tấm hình nào xuất sắc. Hôm nay anh mang theo một chiếc flycam chụp ảnh cùng tôi. Quân bảo nếu chụp bình minh thì chọn hướng từ Thảo Cầm Viên bay lên, còn hoàng hôn thì nên qua quận 2 chụp sang. Đó là các hướng sử dụng flycam tốt nhất để có được các vệt sáng trên bầu trời.

3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon
3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon 3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon

Bức ảnh mặt trời mọc phía đông TP.HCM, bên khu đô thị Vinhomes Centre Park Tân Cảng TP.HCM được tôi ghi lại ở thời điểm trong khoảng từ 5h45 đến 6h ngày 4/8/2018. Sau khi gửi xe vào bên trong Thảo Cầm Viên, tôi chọn một vị trí rộng để đề phòng trường hợp bị mất kết nối, flycam sẽ về an toàn, không bị va vào ngọn cây.
Cú cất cánh đầu tiên tuy ổn định về sóng GPS nhưng tín hiệu bầu trời không được khả quan. Mặt trời hé lộ dần phía đằng xa với những tia nắng màu vàng chiếu về phía thiết bị bay nhưng không có những tảng mây nào bồng bềnh phía dưới. Chụp được một số tấm, tôi quay thiết bị bay 360 độ ngắm xem xung quanh liệu còn cảnh nào đẹp rồi vội vã kéo flycam về thay đổi địa điểm.
Áp sát “mục tiêu”
Để dành hai viên pin cho đợt bay tiếp theo trong ngày, tôi quyết định áp sát “mục tiêu”, đó là bay vọt qua nóc. Tòa nhà chọc trời này cao 461 m, còn chiếc flycam Mavic nâng lên được độ cao tối đa 500 m, tôi hoàn toàn tự tin điều khiển bay vượt qua đỉnh.
Tuy nhiên, do khu vực này gần sông Sài Gòn, gió mạnh, chiếc flycam thường xuyên bị cảnh báo nguy hiểm, đồng thời liên tục bị chập chờn mất kết nối. Việc đứng dưới đất ở khoảng cách 500 m để lái không hề dễ dàng đối với bất cứ ai khi xung quanh có rất nhiều nhà cao tầng.
Nếu quá liều lĩnh áp sát, rất có thể flycam bị gió đẩy và rơi xuống, bởi lúc này tôi chỉ nhìn được qua màn hình, còn chiếc flycam đã bị khuất tầm nhìn. Mặc dù đã áp sát vị trí tòa nhà nhưng khoảng cách giữa chiếc điều khiển và thiết bị bay lúc này đã là 600 m. Tôi liều lĩnh quay một vòng quanh tháp để ghi hình video, chúc camera xuống, phía dưới đất lúc này là cầu Sài Gòn 2.

3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon
3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon
3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon

Ngày hôm sau (5/8) tôi cũng phải đi lại ít nhất 2 lần vì thời tiết không ủng hộ. Trong những ngày 4, 5/8, Sài Gòn liên tục có mưa, việc đi săn mây bao quanh tòa tháp gần như bị “trắng tay”. Tôi săn được duy nhất tấm hình có bầu trời xanh ngắt và mây trắng nhẹ trôi phía trên nhưng chưa kịp chụp thêm ảnh thì pin flycam báo sắp hết.
Và những tảng mây trôi thưa thớt cao hơn tòa tháp lúc này đã để lại những khoảng sáng và tối rõ ràng khi hướng chiếc camera chúc xuống đất. Ở độ cao 500 m của chiếc flycam, tôi chỉ có thể quan sát được bóng người công nhân đang thi công trên đỉnh tháp bé li ti qua màn hình chiếc điện thoại kết nối với tay điều khiển từ xa.
Do flycam liên tục cảnh báo gió mạnh, No GPS hay weak transmission… tôi chỉ dám chụp vài tấm rồi tìm cách đưa thiết bị bay về. Và việc này không hề dễ dàng gì khi phải điều khiển bay ở nơi có nhiều nhà cao tầng, rất dễ mất phương hướng khi bị mất kết nối. Nhờ flycam có chức năng tự động cho bay về nơi xuất phát (auto home) nên tôi chỉ cần sử dụng chế độ này và dùng thêm nút hạ độ cao, như vậy tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn so với lái hướng.

3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon 3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon

Chiều cùng ngày, tôi tiếp tục săn cảnh hoàng hôn từ phía quận 2 nhưng không được, TP.HCM bị mây đen kịt bao phủ, mưa tầm tã trút xuống khiến tôi đến nơi còn chưa kịp rút máy ảnh hay thiết bị bay ra khỏi ba lô.
Phải đến ngày thứ ba, cũng dậy sớm từ 5h vào Thảo Cầm Viên bay lên chụp ảnh, tôi mới thấy có dấu hiệu mây vờn quanh tháp nhưng không dày như nhiều nhiếp ảnh gia đã chụp.
Để flycam đứng một chỗ trên không nhiều phút chờ xem có luồng mây nào bay tới không nhưng không may mắn, mây chỉ đi ngang phía sau tòa tháp. Đúng tính chất của người đi ngóng mây, tôi mạo hiểm điều khiển thiết bị bay ra xa mình hơn 800 m, tiến về phía Vinhomes Tân Cảng với quyết tâm có được bức ảnh đẹp.
Đến 7h30, còn một viên pin duy nhất đầy 100%, tôi quyết định di chuyển sang phía quận 2 để chụp thuận sáng khi thấy bầu trời có màu xanh. Tuy nhiên, sáng 6/8, Sài Gòn khá mù sương, tôi lại thêm một lần thất bại với tấm hình đẹp.
Cất cánh flycam từ tầng 80 Landmark 81
Nhờ sự giúp đỡ của đơn vị chủ đầu tư, 11h trưa 6/8, tôi có cơ hội được lên tầng 80 tòa nhà này và cất cánh flycam từ đây (tầng 80 chưa phải là cao nhất) để có thể sử dụng độ cao gần 1.000 m so với mặt đất (500 m so với điều khiển). Khi chiếc flycam vừa vút lên đến đỉnh, hình ảnh hai công nhân đang cheo leo ở vị trí cao nhất đã lọt vào màn hình, thật đặc biệt. Tôi ngỡ ngàng và bấm liên tục 5-6 tấm ảnh. Tuy nhiên, chiếc flycam bỗng bị chao đảo trong gió mạnh. Có thời khắc nó suýt bị va vào cột trụ tòa nhà vì tôi bỗng cuống và mất phương hướng.
Lại một lần nữa thiết bị bay bị chập chờn tín hiệu, báo lỗi kết nối. Dù miệng lẩm bẩm “đau tim quá” nhưng tôi vẫn liều cho flycam tiếp cận gần nóc nhà và vút lên cao hơn.
Khi camera bay cao thêm hơn 200 m so với vị trí các công nhân đang thi công thì tòa tháp cao nhất Việt Nam bỗng bé xíu, không thể nhìn thấy, tôi lại cho bay ra xa và hạ xuống thấp hơn để lấy góc chéo.

3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon
3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon
3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon
3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon
3 ngay san anh vuot dinh toa thap choc troi Sai Gon

Được một số tấm hình ưng ý, tôi quyết định hạ cánh để đảm bảo an toàn. Quân, người bạn đi cùng lúc này cũng có được một số bức ảnh tốt cũng vội vã kéo thiết bị bay về và nói vui: “Chắc lần sau có cơ hội lên đây bay lần nữa cũng không dám, quá đau tim”.
Kết thúc đợt chụp ảnh này cũng là thời gian tôi phải ra sân bay về Hà Nội. Vội vã chụp một số tấm hình từ dưới chân tòa tháp, cả hai chúng tôi tự nhủ trong đợt công tác lần sau vẫn tiếp tục sử dụng máy ảnh và thiết bị bay để săn ảnh phong cảnh, săn mây ở TP.HCM, tất nhiên, không chỉ chụp mỗi tòa nhà cao nhất Việt Nam.

VietBao.vn