Theo suốt dòng chảy trong lịch sử Trung Quốc, rất nhiều bí ẩn từ xưa đến nay đã được khám phá nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều câu chuyện bí ẩn vẫn chưa hoàn toàn minh bạch và rất nhiều người còn chưa biết.
Dưới đây là 5 bí ẩn đáng kinh ngạc trong lịch sử đất nước này:
1. Nước sông Trường Giang đột nhiên cạn trơ đáy
Năm 1342, sông Trường Giang thuộc quận Thái Hưng, tỉnh Giang Tô hàng nghìn vạn năm không qua bao giờ ngừng chảy bỗng nhiên cạn kiệt đến đáy chỉ qua một đêm. Sáng hôm sau, cư dân ven sông thi nhau xuống vùng đất cạn nhặt di tích sót lại. Rồi đột nhiên nước hồ tràn về khiến rất nhiều người bị chết đuối.
Đoạn sông Trường Giang chảy qua Giang Tô. (Ảnh: pinterest.com.au)
Đến năm 1954, hiện tượng kỳ lạ này lại một lần nữa xuất hiện vào khoảng 4 giờ chiều ngày 13/1/1954. Thời điểm đó, bầu trời có màu vàng úa, nước sông Trường Giang đột nhiên ngừng chảy khô cạn, các tàu thuyền bị mắc kẹt trên sông. Sau hơn 2 giờ, nước sông lại cuồn cuộn chảy về.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đau đầu đi tìm lời giải đáp tại sao nước sông đột nhiên cạn trơ đến đáy rồi chảy cuồn cuộn trở lại như vậy.
2. Rồng xuất hiện ở sông Liêu Hà, Doanh Khẩu
Năm 1934, tại Doanh Khẩu, trời đổ mưa liên miên trong hơn 40 ngày. Nước sông Liêu Hà dâng lên biến vùng lau sậy xung quanh thành một đầm lầy. Người ta phát hiện trong đầm lầy một con vật kì lạ, hình thù rất giống với rồng trong truyền thuyết.
Các nhân chứng ở thời điểm đó kể lại rằng, họ tận mắt chứng kiến “con rồng” mắt mở to, thân màu trắng, nằm uốn khúc trên mặt đất, ở bụng có hai chân vươn ra. Những ngày sau đó, trời mưa như trút nước, không thấy con rồng đâu nữa.
Bờ bắc sông Liêu Hà Doanh Khẩu. (Ảnh: Enternews.vn)
Ngày 8.8.1934, người ta phát hiện một bộ xương thú cực giống với hình rồng trong truyền thuyết tại Doanh Khẩu. Điều khiến nhiều người không thể tin nổi là trước khi sinh vật huyền bí này chết đi, đã từng có không ít người dân trong vùng nhìn thấy tận mắt, thậm chí còn đến rất gần trong thời gian khá dài.
Bộ xương nghi là của con rồng xuất hiện trước đây tại Doanh Khẩu. (Ảnh: Hír.ma)
Theo mô tả một nông dân thời đó cho biết:
“Bộ xương màu trắng dài chừng 10m, hai bên phần đầu có chân, dài hơn 1m, xương sống có tổng cộng 29 đốt. Bộ xương sau đó được chuyển về Tây Hải trưng bày, người đến xem đông vô kể.”
Tuy nhiên, cho đến nay gần như không bằng nào chứng minh đây là bộ xương của loài rồng trong truyền thuyết, nó có thể là của một loài động vật nào đó chưa được khám phá.
Video:
3. Thân thể kim cương bất hoại của Lục tổ Huệ Năng phái Thiền tông
Lục tổ Huệ năng (638-713) đắc đạo lúc chưa xuất gia, là vị Tổ thứ sáu của Thiền tông, môn đệ và pháp tự của Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Sau khi viên tịch, thân xác của Huệ Năng đại sư không hề bị phân hủy, thậm chí nhiều người cho rằng ông đã tu hành đạt đến ngưỡng “thân kim cương bất hoại”.
(Ảnh: Kul News)
Trong Cách mạng văn hóa (1966-1976), với làn sóng bài trừ “Tứ Cựu”, Hồng vệ binh từng dùng búa đập vào ngực Huệ Năng. Tuy nhiên, tất cả đều sửng sốt kinh ngạc khi nhìn thấy bên trong cơ thể của đại sư các cơ quan nội tạng vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn. Theo lời kể của các nhân chứng, khi ấy tất cả đều vội vàng quỳ sụp xuống dập đầu trước Huệ Năng nhằm cầu xin sự tha thứ cho lỗi lầm của họ.
Thân xác của Lục tổ Huệ năng một lần nữa chứng minh cho pháp lý “Thân thể kim cương bất hoại” của Phật gia. Thuyết này cho rằng con người ta một khi tu luyện đắc đạo, lúc chết đi linh hồn sẽ nhập cõi Niết Bàn, còn thân xác không mục nát hay thối rữa.
4. Thanh kiếm bên trong mộ Tần Thủy Hoàng
Năm 1994, các nhà khảo cổ ở Trung Quốc đã phát hiện những thanh kiếm bằng đồng trong quần thể Binh mã dũng dưới khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Trong đó có một thanh kiếm đồng cực kì độc đáo, ruột kiếm rất dày, dù đã nằm trong lòng đất hơn 2.000 năm nhưng vẫn rất sắc bén.
Thanh kiếm 2000 năm tuổi vẫn sắc bén trong lăng mộ Tần vương. (Ảnh: Enternews.vn)
Khi phân tích thành phần thanh kiếm, người ta còn phát hiện ra bề mặt những thanh kiếm này có phủ một lớp hợp chất Crôm dày khoảng 10 micromet. Hợp chất này được dùng để giúp các thanh kiếm tránh không bị oxi hóa.
Phát hiện này thực sự gây chấn động cho giới khoa học gia bởi mãi đến năm 1937, các nhà khoa học Đức mới phát minh ra hợp chất Crôm và ở Mỹ vào năm 1950.
Điều này chứng tỏ trình độ chế tạo vũ khí rất siêu việt và đã đạt đến bậc thượng thừa, dù nhà Tần được thành lập từ những năm 200 TCN và theo lý thuyết hiện đại thì thời gian đó công nghệ sản xuất của loài người còn rất thô sơ. Vì thế mà trong thời gian hoàng đế Tần Thủy Hoàng cai trị, Trung Quốc lại lớn mạnh và phát triển đến vậy.
5. Lời nguyền trong lăng mộ Thành Cát Tư Hãn
Phần mộ chôn cất Thành Cát Tư Hãn cho đến nay vẫn còn là bí ẩn lớn đối với nhân loại. Có người nghi ngờ rằng nó nằm trong dãy núi Khentii, thuộc tỉnh lị Õndõrakhaan, Mông Cổ nhưng cho tới nay người ta vẫn chưa thể tìm thấy dấu tích hay manh mối về phần mộ của Thành Cát Tư Hãn vì ông biết rằng khi mình còn sống đã giết rất nhiều người nên khi chết, ông đã ra lệnh giữa kín nơi an nghỉ của mình để tránh những người có thù với mình có thể tìm thấy và đào mộ của mình lên hoặc những tránh tai mắt của những tên “mộ tặc”.
Mông Cổ với những thảo nguyên bao la luôn làm nản lòng mọi cuộc tìm kiếm về lăng mộ Thành Cát Tư Hãn. (Ảnh: Báo Mới)
Có truyền thuyết cho rằng trong gần 800 năm qua lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn luôn luôn được bảo vệ bởi một lời nguyền khiến nó không bị phát hiện rằng rằng cả thế giới sẽ bị phá hủy một khi tòa lăng mộ này được tìm thấy.
Lời nguyền huyền bí này đến từ Thiếp Mộc Nhi, ông hoàng đế chinh phạt người Đột Quyết – Mông Cổ vào thế kỷ 14 và là người sáng lập ra triều đại Thiếp Mộc Nhi ở Ba Tư và Trung Á, lăng mộ của vị hoàng đế này các nhà khảo cổ học người Nga tìm thấy năm 1941. Không biết đây có phải là trùng hợp hay không vì chỉ sau khi ngôi mộ này được phát hiện và có những xáo trộn bên trong lăng, thì quân đội Đức Quốc xã nổ súng tấn công Liên Xô cũng , khởi động cuộc Đại chiến thế giới thứ II đẫm máu ở Mặt trận phía Đông.
Năm 2002, một nhóm khảo cổ học Mỹ đã tuyên bố tìm thấy ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn, thu hẹp phạm vi khai quật ra ngoài Mông Cổ. Đội thám hiểm đã phát hiện lăng mộ được bảo vệ bởi một bức tường dài 2 dặm, trên bức tường này bất ngờ có rất nhiều loại rắn độc khiến họ không thể đi sâu vào bên trong.
Tuy vậy những lời nguyền hay phát hiện này không đủ sức thuyết phục trong việc tìm ra nơi an nghỉ của một trong những nhà quân sự tài ba nhất lịch sử thế giới.
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm: