Kích cỡ màn hình
“Khi có thể, hãy luôn chọn TV màn hình lớn, từ 55 inch trở lên. Bạn sẽ được trải nghiệm hình ảnh góc nhìn rộng và hiệu ứng từ màn hình lớn đem lại”, trang PC World đưa ra gợi ý. Với một mẫu TV kích thước lớn, việc thưởng thức bóng đá sẽ “đã” hơn khi mà người xem có thể quan sát rõ từng cầu thủ và diễn biến trận đấu.
Tuy nhiên, việc chọn kích thước TV thế nào cũng phụ thuộc vào căn phòng của bạn, khoảng cách từ vị trí ngồi tới màn hình. Với cùng độ phân giải, khoảng cách xem càng xa thì cần TV kích thước càng lớn. Nếu xem quá gần, bạn sẽ thấy rõ những điểm ảnh nhưng nếu ngồi quá xa sẽ không thấy được hết những giá trị của màn hình độ phân giải cao mang lại.
Lựa chọn TV theo khoảng cách và độ phân giải màn hình.
Trang Rtings đưa ra gợi ý lựa chọn cỡ TV dựa trên độ phân giải và khoảng cách xem. Trong đồ thị này, trục hoành thể hiện kích thước TV, dóng lên để tìm độ phân giải và khoảng cách xem tối ưu ở trục tung. Chẳng hạn, TV 4K Ultra HD 55 inch thì phù hợp khi vị trí xem cách màn hình 1-2 mét nhưng nếu độ phân giải Full HD thì cần ngồi xa trên 2 mét và dưới 3,1 mét để hình ảnh rõ nét.
Góc nhìn rộng
Với mọi loại màn hình, góc nhìn sẽ chỉ tối ưu ở vị trí trung tâm và sẽ bị thay đổi khi mở rộng. Do đó để có trải nghiệm xem World Cup tốt cùng với bạn bè, người thân thì người dùng nên chọn TV có góc nhìn rộng.
Hai công nghệ màn hình phổ biến hiện nay là LCD LED (dòng TV QLED của Samsung cũng nằm trong số này) và OLED thì OLED cho góc nhìn tốt nhất. Công nghệ diode phát quang hữu cơ giúp tạo ra tấm nền có chất lượng hình ảnh ít bị biến đổi ngay cả khi nhìn nghiêng. Trang Cnet cho rằng “về cơ bản hình ảnh của OLED đồng nhất từ mọi góc nhìn”.
Trong khi đó, một trong những nhược điểm của TV LCD LED là chất lượng hình ảnh bị thay đổi theo góc nhìn. “Lớp LCD không tự phát ra ánh sáng mà lọc ánh sáng trắng được phát ra từ tấm nền ở phía sau. Lớp LCD này có độ dày nhất định nên nó chặn một số ánh sáng đi qua, tùy theo góc nhìn”, trang Rtings viết.
Trên thị trường hiện nay, TV OLED chỉ có các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp và cận cao cấp. Dòng TV này tại Việt Nam có kích thước 55 inch trở lên, giá bán từ khoảng 40 triệu đồng. Tuy nhiên do công nghệ chế tạo, các mẫu TV OLED trên 70 inch lại thường rất đắt, tới vài trăm triệu đồng.
Ngược lại, TV LCD LED có giá bán đa dạng, trải hết các phân khúc từ phổ thông cho đến cao cấp. Hơn nữa, việc phát triển TV LCD LED kích thước lớn tốn ít chi phí hơn. Chẳng hạn TV 70 inch rẻ nhất Việt Nam hiện nay có mức giá gần 50 triệu đồng.
Tần số quét
Thông số này mang nhiều ý nghĩa với người xem thể thao vì các khung cảnh thường chuyển động nhanh. Về lý thuyết, mẫu TV nào có tần số quét càng cao thì xem bóng đá càng tốt vì sẽ giảm được hiện tượng mờ. Tuy nhiên, thông số này bị các nhà sản xuất công bố không rõ ràng, tạo nên “ma trận” cho người dùng khi chọn mua TV.
Người dùng nên quan tâm tới tần số quét thực của TV.
Cụ thể, tần số quét thật (native refresh rate) là số khung hình mà tấm nền kiểm soát được trong một giây. Hầu hết TV hiện nay có tần số quét thực 60 Hz, trong khi một số model cao cấp hơn đạt 120 Hz. Điều đáng nói là thông số này ít được nhà sản xuất công bố mà thay bằng tần số quét ảo.
Mỗi hãng lại tung ra tên gọi khác nhau cho tần số quét ảo, chẳng hạn Motion Rate (Samsung), TruMotion (LG), Motionflow (Sony)… với những thông số hấp dẫn như 240, 480, 960 hay thậm chí 1.440 Hz. Tần số quét ảo sử dụng kỹ thuật quét đèn nền (Scaning Backlight) hay chèn khung hình đen (Black Frame Insertion) để làm tươi hình, cải thiện các vệt mờ ở hình ảnh chuyển động.
Thực tế, tần số quét ảo có đem lại những hiệu quả nhất định cho người xem thể thao nhưng nó không “thần thánh” như con số mà nhà sản xuất công bố. Sự khác biệt lớn giữa các mẫu TV sẽ phục thuộc vào tần số quét thực và 120 Hz sẽ là lựa chọn hấp dẫn cho người yêu thể thao.
Độ phân giải 4K
Một vài năm trước, người dùng còn đứng trước sự lựa chọn TV Full HD hay 4K Ultra HD nhưng hiện nay những chiếc TV tốt sẽ đều là dòng 4K. Ngay cả khi không có nguồn phát, TV độ phân giải Ultra HD vẫn cho trải nghiệm hình ảnh hấp dẫn hơn nhờ công nghệ nâng cấp nguồn phát (upscaler).
Trong điều kiện sử dụng thông thường, việc xem TV 4K bằng các nội dung HD hay Full HD thậm chí còn thường xuyên hơn cả 4K. Vì thế người dùng nên quan tâm đến khả năng upscaler của TV. Một mẹo được những người có kinh nghiệm gợi ý là chuẩn bị các nội dung Full HD, HD, thậm chí cả 480p để thử trên các mẫu TV 4K mình định mua thay vì xem bằng các nội dung quảng cáo của nhà sản xuất.
Chất lượng âm thanh
Sound bar có giá từ hơn một triệu đồng sẽ giúp cải thiện chất lượng âm thanh so với loa tích hợp TV.
Là một phần đáng chú ý trong trải nghiệm của người dùng, âm thanh sống động sẽ đem đến nhiều cảm xúc hơn khi người xem thưởng thức bóng đá. Tuy nhiên các mẫu TV hiện đại ngày càng mỏng khiến cho loa bị giới hạn về không gian.
Trang Techtalk gợi ý người dùng nên sắm thêm sound bar để nâng cấp chất lượng âm thanh thay vì phụ thuộc vào loa tích hợp trên TV. Một số sản phẩm hỗ trợ âm thanh vòm, đem đến cảm giác như người xem được ở giữa sân vận động. Người dùng có thể tham khảo các mẫu sound bar của chính các nhà sản xuất TV hay các thương hiệu như Yamaha, Pioneer, Q Acoustics…
Bảo Anh
“Khi có thể, hãy luôn chọn TV màn hình lớn, từ 55 inch trở lên. Bạn sẽ được trải nghiệm hình ảnh góc nhìn rộng và hiệu ứng từ màn hình lớn đem lại”, trang PC World đưa ra gợi ý. Với một mẫu TV kích thước lớn, việc thưởng thức bóng đá sẽ “đã” hơn khi mà người xem có thể quan sát rõ từng cầu thủ và diễn biến trận đấu.
Tuy nhiên, việc chọn kích thước TV thế nào cũng phụ thuộc vào căn phòng của bạn, khoảng cách từ vị trí ngồi tới màn hình. Với cùng độ phân giải, khoảng cách xem càng xa thì cần TV kích thước càng lớn. Nếu xem quá gần, bạn sẽ thấy rõ những điểm ảnh nhưng nếu ngồi quá xa sẽ không thấy được hết những giá trị của màn hình độ phân giải cao mang lại.
Lựa chọn TV theo khoảng cách và độ phân giải màn hình.
Trang Rtings đưa ra gợi ý lựa chọn cỡ TV dựa trên độ phân giải và khoảng cách xem. Trong đồ thị này, trục hoành thể hiện kích thước TV, dóng lên để tìm độ phân giải và khoảng cách xem tối ưu ở trục tung. Chẳng hạn, TV 4K Ultra HD 55 inch thì phù hợp khi vị trí xem cách màn hình 1-2 mét nhưng nếu độ phân giải Full HD thì cần ngồi xa trên 2 mét và dưới 3,1 mét để hình ảnh rõ nét.
Góc nhìn rộng
Với mọi loại màn hình, góc nhìn sẽ chỉ tối ưu ở vị trí trung tâm và sẽ bị thay đổi khi mở rộng. Do đó để có trải nghiệm xem World Cup tốt cùng với bạn bè, người thân thì người dùng nên chọn TV có góc nhìn rộng.
Hai công nghệ màn hình phổ biến hiện nay là LCD LED (dòng TV QLED của Samsung cũng nằm trong số này) và OLED thì OLED cho góc nhìn tốt nhất. Công nghệ diode phát quang hữu cơ giúp tạo ra tấm nền có chất lượng hình ảnh ít bị biến đổi ngay cả khi nhìn nghiêng. Trang Cnet cho rằng “về cơ bản hình ảnh của OLED đồng nhất từ mọi góc nhìn”.
Trong khi đó, một trong những nhược điểm của TV LCD LED là chất lượng hình ảnh bị thay đổi theo góc nhìn. “Lớp LCD không tự phát ra ánh sáng mà lọc ánh sáng trắng được phát ra từ tấm nền ở phía sau. Lớp LCD này có độ dày nhất định nên nó chặn một số ánh sáng đi qua, tùy theo góc nhìn”, trang Rtings viết.
Trên thị trường hiện nay, TV OLED chỉ có các sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp và cận cao cấp. Dòng TV này tại Việt Nam có kích thước 55 inch trở lên, giá bán từ khoảng 40 triệu đồng. Tuy nhiên do công nghệ chế tạo, các mẫu TV OLED trên 70 inch lại thường rất đắt, tới vài trăm triệu đồng.
Ngược lại, TV LCD LED có giá bán đa dạng, trải hết các phân khúc từ phổ thông cho đến cao cấp. Hơn nữa, việc phát triển TV LCD LED kích thước lớn tốn ít chi phí hơn. Chẳng hạn TV 70 inch rẻ nhất Việt Nam hiện nay có mức giá gần 50 triệu đồng.
Tần số quét
Thông số này mang nhiều ý nghĩa với người xem thể thao vì các khung cảnh thường chuyển động nhanh. Về lý thuyết, mẫu TV nào có tần số quét càng cao thì xem bóng đá càng tốt vì sẽ giảm được hiện tượng mờ. Tuy nhiên, thông số này bị các nhà sản xuất công bố không rõ ràng, tạo nên “ma trận” cho người dùng khi chọn mua TV.
Người dùng nên quan tâm tới tần số quét thực của TV.
Cụ thể, tần số quét thật (native refresh rate) là số khung hình mà tấm nền kiểm soát được trong một giây. Hầu hết TV hiện nay có tần số quét thực 60 Hz, trong khi một số model cao cấp hơn đạt 120 Hz. Điều đáng nói là thông số này ít được nhà sản xuất công bố mà thay bằng tần số quét ảo.
Mỗi hãng lại tung ra tên gọi khác nhau cho tần số quét ảo, chẳng hạn Motion Rate (Samsung), TruMotion (LG), Motionflow (Sony)… với những thông số hấp dẫn như 240, 480, 960 hay thậm chí 1.440 Hz. Tần số quét ảo sử dụng kỹ thuật quét đèn nền (Scaning Backlight) hay chèn khung hình đen (Black Frame Insertion) để làm tươi hình, cải thiện các vệt mờ ở hình ảnh chuyển động.
Thực tế, tần số quét ảo có đem lại những hiệu quả nhất định cho người xem thể thao nhưng nó không “thần thánh” như con số mà nhà sản xuất công bố. Sự khác biệt lớn giữa các mẫu TV sẽ phục thuộc vào tần số quét thực và 120 Hz sẽ là lựa chọn hấp dẫn cho người yêu thể thao.
Độ phân giải 4K
Một vài năm trước, người dùng còn đứng trước sự lựa chọn TV Full HD hay 4K Ultra HD nhưng hiện nay những chiếc TV tốt sẽ đều là dòng 4K. Ngay cả khi không có nguồn phát, TV độ phân giải Ultra HD vẫn cho trải nghiệm hình ảnh hấp dẫn hơn nhờ công nghệ nâng cấp nguồn phát (upscaler).
Trong điều kiện sử dụng thông thường, việc xem TV 4K bằng các nội dung HD hay Full HD thậm chí còn thường xuyên hơn cả 4K. Vì thế người dùng nên quan tâm đến khả năng upscaler của TV. Một mẹo được những người có kinh nghiệm gợi ý là chuẩn bị các nội dung Full HD, HD, thậm chí cả 480p để thử trên các mẫu TV 4K mình định mua thay vì xem bằng các nội dung quảng cáo của nhà sản xuất.
Chất lượng âm thanh
Sound bar có giá từ hơn một triệu đồng sẽ giúp cải thiện chất lượng âm thanh so với loa tích hợp TV.
Là một phần đáng chú ý trong trải nghiệm của người dùng, âm thanh sống động sẽ đem đến nhiều cảm xúc hơn khi người xem thưởng thức bóng đá. Tuy nhiên các mẫu TV hiện đại ngày càng mỏng khiến cho loa bị giới hạn về không gian.
Trang Techtalk gợi ý người dùng nên sắm thêm sound bar để nâng cấp chất lượng âm thanh thay vì phụ thuộc vào loa tích hợp trên TV. Một số sản phẩm hỗ trợ âm thanh vòm, đem đến cảm giác như người xem được ở giữa sân vận động. Người dùng có thể tham khảo các mẫu sound bar của chính các nhà sản xuất TV hay các thương hiệu như Yamaha, Pioneer, Q Acoustics…
Bảo Anh