Khoảng 7 tỷ người, tương đương với 95% dân số thế giới đang phải hít thở trong bầu không khí ô nhiễm. Không chỉ vậy, có tới 60% dân số toàn cầu đang sống ở các khu vực không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng không khí.
Phát hiện trên được đưa ra trong Báo cáo tình trạng Không khí toàn cầu năm 2018. Đây là bản đánh giá tác động hàng năm của Health Effects Institute (HEI) nhằm kiểm tra và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời ước tính những gánh nặng y tế mà người dân phải gánh chịu. Bản đánh giá trên có sự quy chiếu với Hướng dẫn đánh giá chất lượng không khí của tổ chức WHO. Theo IFLScience, ô nhiễm không khí hiện gây ra cái chết sớm cho khoảng 6,1 triệu người trên thế giới, với những căn bệnh phổ biến chủ yếu là ung thư phổi, đột quỵ và bệnh phổi mãn tính. Nhìn chung, ô nhiễm không khí là nguyên nhân thứ tư gây ra cái chết cho một người, chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá. Mặc cho nhận thức về môi trường sống và ô nhiễm không khí ngày càng được cải thiện tại các đô thị lớn, tình hình vẫn ngày càng trầm trọng hơn. Trong năm 2014, có tới 92% dân số thế giới đang sống ở nơi có chất lượng không khí không đạt tiêu chuẩn của WHO. Bob O’Keefe, Phó Chủ tịch Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chia sẻ: “Ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc lớn cho toàn cầu. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hô hấp thêm khó thở, trẻ con và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây nên những cái chết sớm cho mọi người”. Tình trạng ô nhiễm không khí là sự kết hợp của rất nhiều chất khí độc hại mà con người đang phải hít thở hàng ngày, với những cái tên không thể không kể đến như sulfat, nitrat, amoniac, natri clorua, muội than và bụi khoáng. Trong biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng gần 2/3 thế giới, chủ yếu là Châu Á, Trung Đông và Châu Phi đang phải hứng chịu nạn ô nhiễm khủng khiếp với chỉ số hạt bụi PM2.5 cao trên mức 35 µg/m2 khí. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường. Đây cũng là hai nước ghi nhận số ca tử vong do ô nhiễm không khí nhiều nhất, chiếm tới 1/2 số ca trên toàn cầu. Riêng tại Trung Quốc đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vi ô nhiễm không khí trong năm 2016. Tuy nhiên trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực “xanh hóa” nền công nghiệp và tìm hướng đi mới, bớt phụ thuộc vào than đá và nhiên liệu hóa thạch.
Ở chiều ngược lại, các quốc gia như Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ lại đang cho thấy vấn nạn ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Báo cáo cũng tiết lộ, số người sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm không khí đã giảm từ 3,6 tỷ người (1990) xuống 2,4 tỷ người (2016).
Tuy nhiên, dân số lại tăng quá nhanh, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển khiến các nỗ lực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí chỉ như “muối bỏ bể”.
Có lẽ rằng để giải bài toán ô nhiễm không khí trên toàn cầu, các nước không chỉ cần kiềm chế phát thải mà còn phải nỗ lực kiểm soát dân số để hạn chế nhu cầu năng lượng ngày một tăng.
Phát hiện trên được đưa ra trong Báo cáo tình trạng Không khí toàn cầu năm 2018. Đây là bản đánh giá tác động hàng năm của Health Effects Institute (HEI) nhằm kiểm tra và giám sát tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời ước tính những gánh nặng y tế mà người dân phải gánh chịu. Bản đánh giá trên có sự quy chiếu với Hướng dẫn đánh giá chất lượng không khí của tổ chức WHO. Theo IFLScience, ô nhiễm không khí hiện gây ra cái chết sớm cho khoảng 6,1 triệu người trên thế giới, với những căn bệnh phổ biến chủ yếu là ung thư phổi, đột quỵ và bệnh phổi mãn tính. Nhìn chung, ô nhiễm không khí là nguyên nhân thứ tư gây ra cái chết cho một người, chỉ đứng sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá. Mặc cho nhận thức về môi trường sống và ô nhiễm không khí ngày càng được cải thiện tại các đô thị lớn, tình hình vẫn ngày càng trầm trọng hơn. Trong năm 2014, có tới 92% dân số thế giới đang sống ở nơi có chất lượng không khí không đạt tiêu chuẩn của WHO. Bob O’Keefe, Phó Chủ tịch Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chia sẻ: “Ô nhiễm không khí thực sự là một cú sốc lớn cho toàn cầu. Vấn nạn này khiến những người mắc bệnh hô hấp thêm khó thở, trẻ con và người già phải vào viện, bỏ học, bỏ việc và gây nên những cái chết sớm cho mọi người”. Tình trạng ô nhiễm không khí là sự kết hợp của rất nhiều chất khí độc hại mà con người đang phải hít thở hàng ngày, với những cái tên không thể không kể đến như sulfat, nitrat, amoniac, natri clorua, muội than và bụi khoáng. Trong biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng gần 2/3 thế giới, chủ yếu là Châu Á, Trung Đông và Châu Phi đang phải hứng chịu nạn ô nhiễm khủng khiếp với chỉ số hạt bụi PM2.5 cao trên mức 35 µg/m2 khí. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia đứng đầu danh sách ô nhiễm môi trường. Đây cũng là hai nước ghi nhận số ca tử vong do ô nhiễm không khí nhiều nhất, chiếm tới 1/2 số ca trên toàn cầu. Riêng tại Trung Quốc đã ghi nhận 1,1 triệu người chết vi ô nhiễm không khí trong năm 2016. Tuy nhiên trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã nỗ lực “xanh hóa” nền công nghiệp và tìm hướng đi mới, bớt phụ thuộc vào than đá và nhiên liệu hóa thạch.
Ở chiều ngược lại, các quốc gia như Pakistan, Bangladesh và Ấn Độ lại đang cho thấy vấn nạn ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
Báo cáo cũng tiết lộ, số người sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm không khí đã giảm từ 3,6 tỷ người (1990) xuống 2,4 tỷ người (2016).
Tuy nhiên, dân số lại tăng quá nhanh, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển khiến các nỗ lực giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí chỉ như “muối bỏ bể”.
Có lẽ rằng để giải bài toán ô nhiễm không khí trên toàn cầu, các nước không chỉ cần kiềm chế phát thải mà còn phải nỗ lực kiểm soát dân số để hạn chế nhu cầu năng lượng ngày một tăng.