Được xây dựng và phát triển từ năm 2001, Wikipedia cho tới nay vẫn là từ điển bách khoa trực tuyến lớn nhất thế giới.
Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến, được xây dựng bởi một cộng đồng trực tuyến gồm những người quan tâm đến việc xây dựng một bách khoa toàn thư có chất lượng cao và đầy đủ thông tin bậc nhất thế giới.
Tuy nhiên do được xây dựng bởi con người, nên trang Wikipedia vẫn duy trì nhiều định kiến xã hội có phần cổ hủ và lạc hậu, trong đó bao gồm quan niệm “trọng nam, khinh nữ”, đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ qua.
Điều này được thể hiện một cách rõ rệt khi theo thống kê, trên Wikipedia có tới 82% bài tiểu sử được viết về nam giới. Đây được cho là một thiếu sót rất lớn, khi phủ nhận nhiều công sức đóng góp của các nhà khoa học là nữ giới.
May mắn thay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số với công nghệ AI làm trọng tâm, và AI thì không phân biệt đối xử một chút nào.
Mới đây, một AI mang tên ‘Quicksilver’ do startup Primer nghiên cứu đã xác định được hơn 40.000 nhà khoa học có những đóng góp quan trọng cho thành tựu chung, nhưng lại không hề được kể tên trên Wikipedia sau khi tìm hiểu hệ thống.
Wikipedia vẫn tồn tại vấn đề phân biệt giới tính, sắc tộc khiến nhiều đóng góp của các nhà khoa học nữ không được nhắc đến.
Một thí dụ điển hình như trường hợp của Teresa Woodruff – nhà nghiên cứu được bình chọn là “Người ảnh hưởng nhất” trên tạp chí Time 2013 sau phát minh buồng trứng 3D cho loài chuột. Tuy nhiên trên Wikipedia lại không hề có một bài viết nào về nữ khoa học gia người Mỹ.
Phát biểu trước báo giới, Jessica Wade, một nhà nghiên cứu vật lý học tại trường đại học Imperial College London khẳng định rằng Wikipedia cực kỳ thiên vị và phân biệt đối xử với phụ nữ. Tuy nhiên cô tin rằng sau khi công nghệ AI Quicksilver được áp dụng, “nó sẽ lấy lại sự bình đẳng giới bị đánh cắp từ lâu.”
Bên cạnh việc tìm kiếm các nhà khoa học bị “bỏ sót”, AI Quicksilver còn có thể tự động bổ sung các bài viết trên Wikipedia một cách khá đầy đủ và chính xác.
Theo Primer, Quicksilver được xây dựng dựa trên một công trình trước đây của Google và một vài đơn vị nghiên cứu khác, nhằm tạo ra các bài viết tiểu sử cho trang Wikipedia. Tuy nhiên, công ty cho biết AI này sẽ có mục tiêu thực tế hơn, là đem lại nguồn thông tin đa chiều, có lợi ích lâu dài cho hệ sinh thái thông tin trực tuyến.
Nguyễn Nguyễn
Wikipedia là một bách khoa toàn thư trực tuyến, được xây dựng bởi một cộng đồng trực tuyến gồm những người quan tâm đến việc xây dựng một bách khoa toàn thư có chất lượng cao và đầy đủ thông tin bậc nhất thế giới.
Tuy nhiên do được xây dựng bởi con người, nên trang Wikipedia vẫn duy trì nhiều định kiến xã hội có phần cổ hủ và lạc hậu, trong đó bao gồm quan niệm “trọng nam, khinh nữ”, đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ qua.
Điều này được thể hiện một cách rõ rệt khi theo thống kê, trên Wikipedia có tới 82% bài tiểu sử được viết về nam giới. Đây được cho là một thiếu sót rất lớn, khi phủ nhận nhiều công sức đóng góp của các nhà khoa học là nữ giới.
May mắn thay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên số với công nghệ AI làm trọng tâm, và AI thì không phân biệt đối xử một chút nào.
Mới đây, một AI mang tên ‘Quicksilver’ do startup Primer nghiên cứu đã xác định được hơn 40.000 nhà khoa học có những đóng góp quan trọng cho thành tựu chung, nhưng lại không hề được kể tên trên Wikipedia sau khi tìm hiểu hệ thống.
Wikipedia vẫn tồn tại vấn đề phân biệt giới tính, sắc tộc khiến nhiều đóng góp của các nhà khoa học nữ không được nhắc đến.
Một thí dụ điển hình như trường hợp của Teresa Woodruff – nhà nghiên cứu được bình chọn là “Người ảnh hưởng nhất” trên tạp chí Time 2013 sau phát minh buồng trứng 3D cho loài chuột. Tuy nhiên trên Wikipedia lại không hề có một bài viết nào về nữ khoa học gia người Mỹ.
Phát biểu trước báo giới, Jessica Wade, một nhà nghiên cứu vật lý học tại trường đại học Imperial College London khẳng định rằng Wikipedia cực kỳ thiên vị và phân biệt đối xử với phụ nữ. Tuy nhiên cô tin rằng sau khi công nghệ AI Quicksilver được áp dụng, “nó sẽ lấy lại sự bình đẳng giới bị đánh cắp từ lâu.”
Bên cạnh việc tìm kiếm các nhà khoa học bị “bỏ sót”, AI Quicksilver còn có thể tự động bổ sung các bài viết trên Wikipedia một cách khá đầy đủ và chính xác.
Theo Primer, Quicksilver được xây dựng dựa trên một công trình trước đây của Google và một vài đơn vị nghiên cứu khác, nhằm tạo ra các bài viết tiểu sử cho trang Wikipedia. Tuy nhiên, công ty cho biết AI này sẽ có mục tiêu thực tế hơn, là đem lại nguồn thông tin đa chiều, có lợi ích lâu dài cho hệ sinh thái thông tin trực tuyến.
Nguyễn Nguyễn