Cambridge Analytica đã biến nút “like” thành công cụ chính trị thế nào?
Mark Zuckerberg: “Bê bối Facebook là lỗi của tôi. Tôi xin lỗi”
Aleksandr Kogan, người đã được công ty Cambridge Analytica thuê để thu thập dữ liệu của hơn 10 triệu tài khoản Facebook, đã lên tiếng với công chúng về vai trò của mình trong vụ việc vào ngày 22/4 vừa qua, khẳng định rằng mình đã rất thẳng thắn về việc những dữ liệu này sẽ được dùng vào mục đích gì và anh “không hề nghe bất kỳ lời phản đối nào” từ Facebook.
Thế nhưng, Kogan, một giáo sư tâm lý học khi mới chỉ 28 tuổi, người đã trở thành “kẻ ác nhân” và mục tiêu để đổ lỗi của cả Facebook lẫn Cambridge Analytica, đã bày tỏ sự hối hận của mình khi có tham gia vào vụ việc vào năm 2014.
“Lúc đó, chúng tôi nghĩ mọi chuyện hoàn toàn ổn. Nhưng giờ đây, quan điểm của tôi đã thực sự thay đổi”, anh nói.
“Tôi nghĩ rằng ý tưởng cốt lõi mà chúng tôi đã có – rằng mọi người đều biết và không ai quan tâm – là sai lầm. Vì vậy, tôi chân thành xin lỗi.” Kogan nói thêm.
Kể từ khi toàn bộ vụ bê bối thu thập dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng bị trang New York Times phanh phui, cả Facebook và Cambridge Analytica đã phải hứng làn sóng chỉ trích vô cùng mãnh liệt từ giới truyền thông và công chúng, và Kogan chính là chiếc “phao cứu sinh” để hai công ty có thể đùn đẩy trách nhiệm.
Cụ thể, Facebook và Cambridge Analytica khẳng định Kogan đã cố tình “đánh lạc hướng” họ về việc thông tin sẽ được thu thập như thế nào và sẽ được dùng để làm gì. Facebook thậm chí còn chặn Kogan khỏi nền tảng của mình cũng như xóa bỏ trang cá nhân của anh.
Nhưng trong buổi phỏng vấn chính thức đầu tiên của mình kể từ khi trang New York Times đưa tin về vụ việc, Kogan khẳng định anh đã rất thẳng thắn về cách mà ứng dụng của mình thu thập dữ liệu của người dùng Facebook, và chẳng có ai thực sự quan tâm.
“Niềm tin của Thung lũng Silicon và của cả chúng tôi vào thời điểm đó là công chúng phải được biết rằng dữ liệu của họ đang được bày bán, được chia sẻ và sử dụng cho mục đích quảng cáo,” Kogan chia sẻ với “60 Minutes” vào ngày 22/4 vừa qua.
Được thành lập bởi Stephen K. Bannon và Robert Mercer, một nhà tài trợ hào phóng thuộc đảng Cộng hòa, Cambridge Analytica trở nên nổi tiếng khi phụ trách chiến dịch tranh cử cho Tổng thống Donald Trump trong năm 2016. Công ty khẳng định họ đã phát triển được các công cụ phân tích có khả năng xác định tính cách của cử tri Mỹ và ảnh hưởng tới hành vi của họ – và những dữ liệu Facebook mà công ty thu thập sẽ được dùng để tạo ra các kỹ thuật mô hình tâm lý.
Những kỹ thuật này đã bị không ít các học giả và các công ty dữ liệu chính trị khác đặt câu hỏi, và Cambridge Analytica từ đó đã khẳng định dữ liệu Facebook không hề được sử dụng trong chiến dịch năm 2016.
Cho đến tháng 4/2015, Facebook đã cho phép các nhà phát triển ứng dụng thu thập thông tin riêng tư từ những người dùng đã tải xuống ứng dụng đó, và từ cả bạn bè của họ.
Kogan được thuê theo hợp đồng bởi Cambridge Analytica vào tháng 6/2014 – cũng là thời điểm mà công ty được thành lập – và đã thu thập dữ liệu trong suốt mùa hè năm đó bằng cách yêu cầu người dùng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về tính cách.
Bộ câu hỏi này không thực sự được đặt trên Facebook. Nó được đặt tại một công ty có tên Qualtrics chuyên cung cấp nền tảng cho các cuộc khảo sát trực tuyến. Những người tham gia được yêu cầu kết nối với trang cá nhân trên Facebook của họ, và khi họ làm vậy, một ứng dụng được phát triển bởi Kogan sẽ thực hiện chức năng duy nhất của nó: thu thập dữ liệu của người dùng đó và toàn bộ bạn bè của họ. Tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, cùng với danh sách tất cả các trang Facebook mà họ từng thích đều được tải xuống mà họ không hề hay biết, chứ chưa nói đến việc có đồng ý hay không.
Facebook cho biết những người tham gia trả lời câu hỏi chỉ biết rằng dữ liệu của họ được dùng cho mục đích giáo dục, khẳng định công ty và người dùng đã bị đánh lừa bởi Cambridge Analytica và Kogan. Về phía Cambridge Analytica, công ty lại “đùn đẩy trách nhiệm” khi khẳng định họ chỉ được biết rằng ứng dụng của Kogan đã tuân thủ mọi quy tắc của Facebook.
Tuy nhiên, theo như New York Times đưa tin vào tháng trước, bản sao bộ câu hỏi của Kogan có nói với người dùng rằng dữ liệu của họ có thể bị sử dụng cho mục đích quảng cáo. Đó rõ ràng là một hành động vi phạm quy tắc của Facebook vào thời điểm đó, nhưng nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới lại không có bất kỳ hành động nào để ngăn cản ứng dụng của Kogan.
“Đây chính là mấu chốt của vấn đề, khi rõ ràng Facebook không hề quan tâm”, Kogan chia sẻ với “60 Minutes”.
“Tôi đã đặt điều khoản dịch vụ ở trên Facebook suốt một năm rưỡi, nói rằng tôi có thể chuyển và bán những dữ liệu này. Chẳng có lời phàn nàn nào cả”, anh nói thêm.
Cho đến tháng 4/2015, Facebook đã cho phép các nhà phát triển ứng dụng thu thập thông tin riêng tư từ những người dùng đã tải xuống ứng dụng đó, và từ cả bạn bè của họ. Công ty cho biết họ cho phép hình thức thu thập dữ liệu này là để các nhà phát triển cải thiện trải nghiệm cho người dùng ứng dụng.
Trên thực tế, Facebook thậm chí còn từng làm việc với Kogan. Vào tháng 11/2015, hãng đã mời anh làm chuyên gia tư vấn để giải thích những kỹ thuật mà anh đã áp dụng cho Cambridge Analytica, cũng như làm thế nào mà từ những trang mà người dùng đó đã “thích” lại có thể tiết lộ tính cách của người đó.
“Vào lúc đó, tôi cứ tưởng mọi chuyện chúng tôi làm đều đúng. Nếu tôi biết những điều này sẽ có thể phá hỏng mối quan hệ của tôi với Facebook, tôi chắc chắn sẽ không làm vậy”, Kogan khẳng định.
Văn Hoàn
Mark Zuckerberg: “Bê bối Facebook là lỗi của tôi. Tôi xin lỗi”
Aleksandr Kogan, người đã được công ty Cambridge Analytica thuê để thu thập dữ liệu của hơn 10 triệu tài khoản Facebook, đã lên tiếng với công chúng về vai trò của mình trong vụ việc vào ngày 22/4 vừa qua, khẳng định rằng mình đã rất thẳng thắn về việc những dữ liệu này sẽ được dùng vào mục đích gì và anh “không hề nghe bất kỳ lời phản đối nào” từ Facebook.
Thế nhưng, Kogan, một giáo sư tâm lý học khi mới chỉ 28 tuổi, người đã trở thành “kẻ ác nhân” và mục tiêu để đổ lỗi của cả Facebook lẫn Cambridge Analytica, đã bày tỏ sự hối hận của mình khi có tham gia vào vụ việc vào năm 2014.
“Lúc đó, chúng tôi nghĩ mọi chuyện hoàn toàn ổn. Nhưng giờ đây, quan điểm của tôi đã thực sự thay đổi”, anh nói.
“Tôi nghĩ rằng ý tưởng cốt lõi mà chúng tôi đã có – rằng mọi người đều biết và không ai quan tâm – là sai lầm. Vì vậy, tôi chân thành xin lỗi.” Kogan nói thêm.
Kể từ khi toàn bộ vụ bê bối thu thập dữ liệu của hơn 87 triệu người dùng bị trang New York Times phanh phui, cả Facebook và Cambridge Analytica đã phải hứng làn sóng chỉ trích vô cùng mãnh liệt từ giới truyền thông và công chúng, và Kogan chính là chiếc “phao cứu sinh” để hai công ty có thể đùn đẩy trách nhiệm.
Cụ thể, Facebook và Cambridge Analytica khẳng định Kogan đã cố tình “đánh lạc hướng” họ về việc thông tin sẽ được thu thập như thế nào và sẽ được dùng để làm gì. Facebook thậm chí còn chặn Kogan khỏi nền tảng của mình cũng như xóa bỏ trang cá nhân của anh.
Nhưng trong buổi phỏng vấn chính thức đầu tiên của mình kể từ khi trang New York Times đưa tin về vụ việc, Kogan khẳng định anh đã rất thẳng thắn về cách mà ứng dụng của mình thu thập dữ liệu của người dùng Facebook, và chẳng có ai thực sự quan tâm.
“Niềm tin của Thung lũng Silicon và của cả chúng tôi vào thời điểm đó là công chúng phải được biết rằng dữ liệu của họ đang được bày bán, được chia sẻ và sử dụng cho mục đích quảng cáo,” Kogan chia sẻ với “60 Minutes” vào ngày 22/4 vừa qua.
Được thành lập bởi Stephen K. Bannon và Robert Mercer, một nhà tài trợ hào phóng thuộc đảng Cộng hòa, Cambridge Analytica trở nên nổi tiếng khi phụ trách chiến dịch tranh cử cho Tổng thống Donald Trump trong năm 2016. Công ty khẳng định họ đã phát triển được các công cụ phân tích có khả năng xác định tính cách của cử tri Mỹ và ảnh hưởng tới hành vi của họ – và những dữ liệu Facebook mà công ty thu thập sẽ được dùng để tạo ra các kỹ thuật mô hình tâm lý.
Những kỹ thuật này đã bị không ít các học giả và các công ty dữ liệu chính trị khác đặt câu hỏi, và Cambridge Analytica từ đó đã khẳng định dữ liệu Facebook không hề được sử dụng trong chiến dịch năm 2016.
Cho đến tháng 4/2015, Facebook đã cho phép các nhà phát triển ứng dụng thu thập thông tin riêng tư từ những người dùng đã tải xuống ứng dụng đó, và từ cả bạn bè của họ.
Kogan được thuê theo hợp đồng bởi Cambridge Analytica vào tháng 6/2014 – cũng là thời điểm mà công ty được thành lập – và đã thu thập dữ liệu trong suốt mùa hè năm đó bằng cách yêu cầu người dùng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về tính cách.
Bộ câu hỏi này không thực sự được đặt trên Facebook. Nó được đặt tại một công ty có tên Qualtrics chuyên cung cấp nền tảng cho các cuộc khảo sát trực tuyến. Những người tham gia được yêu cầu kết nối với trang cá nhân trên Facebook của họ, và khi họ làm vậy, một ứng dụng được phát triển bởi Kogan sẽ thực hiện chức năng duy nhất của nó: thu thập dữ liệu của người dùng đó và toàn bộ bạn bè của họ. Tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, cùng với danh sách tất cả các trang Facebook mà họ từng thích đều được tải xuống mà họ không hề hay biết, chứ chưa nói đến việc có đồng ý hay không.
Facebook cho biết những người tham gia trả lời câu hỏi chỉ biết rằng dữ liệu của họ được dùng cho mục đích giáo dục, khẳng định công ty và người dùng đã bị đánh lừa bởi Cambridge Analytica và Kogan. Về phía Cambridge Analytica, công ty lại “đùn đẩy trách nhiệm” khi khẳng định họ chỉ được biết rằng ứng dụng của Kogan đã tuân thủ mọi quy tắc của Facebook.
Tuy nhiên, theo như New York Times đưa tin vào tháng trước, bản sao bộ câu hỏi của Kogan có nói với người dùng rằng dữ liệu của họ có thể bị sử dụng cho mục đích quảng cáo. Đó rõ ràng là một hành động vi phạm quy tắc của Facebook vào thời điểm đó, nhưng nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới lại không có bất kỳ hành động nào để ngăn cản ứng dụng của Kogan.
“Đây chính là mấu chốt của vấn đề, khi rõ ràng Facebook không hề quan tâm”, Kogan chia sẻ với “60 Minutes”.
“Tôi đã đặt điều khoản dịch vụ ở trên Facebook suốt một năm rưỡi, nói rằng tôi có thể chuyển và bán những dữ liệu này. Chẳng có lời phàn nàn nào cả”, anh nói thêm.
Cho đến tháng 4/2015, Facebook đã cho phép các nhà phát triển ứng dụng thu thập thông tin riêng tư từ những người dùng đã tải xuống ứng dụng đó, và từ cả bạn bè của họ. Công ty cho biết họ cho phép hình thức thu thập dữ liệu này là để các nhà phát triển cải thiện trải nghiệm cho người dùng ứng dụng.
Trên thực tế, Facebook thậm chí còn từng làm việc với Kogan. Vào tháng 11/2015, hãng đã mời anh làm chuyên gia tư vấn để giải thích những kỹ thuật mà anh đã áp dụng cho Cambridge Analytica, cũng như làm thế nào mà từ những trang mà người dùng đó đã “thích” lại có thể tiết lộ tính cách của người đó.
“Vào lúc đó, tôi cứ tưởng mọi chuyện chúng tôi làm đều đúng. Nếu tôi biết những điều này sẽ có thể phá hỏng mối quan hệ của tôi với Facebook, tôi chắc chắn sẽ không làm vậy”, Kogan khẳng định.
Văn Hoàn