Kế hoạch quay lại Trung Quốc của Google đang gặp nhiều phản ứng.

Công cụ tìm kiếm của Google đã bị chặn ở Trung Quốc kể từ năm 2010, khi công ty rời khỏi thị trường vì lo ngại các vấn đề liên quan đến luật kiểm duyệt nghiêm ngặt của Trung Quốc. Hiện nay, Baidu thống trị không gian công cụ tìm kiếm trong nước này.
Tuần trước, hãng tin Reuters đã đưa tin Google đang phát triển một phiên bản kiểm duyệt của công cụ tìm kiếm để vào Trung Quốc, theo thông tin đến từ các nhân viên của công ty và các quan chức Trung Quốc.
Trong một bài đăng trên một tài khoản truyền thông xã hội tư nhân vào thứ ba vừa qua, Giám đốc điều hành Baidu Robin Li cho biết nếu hai công ty rơi vào thế đối đầu, “Baidu sẽ giành chiến thắng một lần nữa”. “Các công ty Trung Quốc ngày nay có rất nhiều khả năng và sự tự tin để cạnh tranh trên toàn cầu, ông nói thêm.
Một phát ngôn viên của Baidu đã xác nhận bài đăng tải, được chia sẻ bởi các phương tiện truyền thông địa phương, là xác thực.

Robin Li đã phản ứng với một bài báo được đăng tải trên tờ báo truyền thông của Trung Quốc là People’s Daily, bài báo viết rằng Google được chào đón ở Trung Quốc nhưng phải tuân thủ luật pháp địa phương. Bài báo đã bị xóa khỏi tài khoản Twitter và Facebook của People’s Daily.
Google từ chối bình luận về báo cáo và nhận xét của Li.
Tin tức về kế hoạch quay trở lại của Google bằng một ứng dụng tìm kiếm bị kiểm duyệt, đã nhận được một số lời chỉ trích, nhất là vào thời điểm Trung Quốc tăng cường giám sát các giao dịch kinh doanh liên quan đến các công ty công nghệ Mỹ như Facebook Inc (FB.O) , Apple Inc (AAPL.O) và Qualcomm Inc (QCOM.O) trong bối cảnh tăng cường căng thẳng thương mại giữa các quốc gia.
Apple đã xóa hàng trăm ứng dụng khỏi kho ứng dụng Trung Quốc trong năm qua theo luật kiểm duyệt.
Facebook, sản phẩm truyền thông xã hội bị cấm ở Trung Quốc, cũng đang nỗ lực thâm nhập vào thị trường này. Tháng trước, Facebook cho biết họ đang mở một trung tâm đổi mới ở thành phố phía đông Chiết Giang, nhưng chỉ vài giờ sau, thông báo đăng ký của dự án đã bị các nhà quản lý từ cơ sở dữ liệu quốc gia từ chối.