Nghiên cứu của Đại học Arizona của Mỹ cho thấy con người là nguồn phát sinh vi khuẩn phổ biến nhất và so với phụ nữ, đàn ông có số vi khuẩn nhiều gấp 3-4 lần, vi khuẩn này ở trong, trên và xung quanh bàn làm việc, điện thoại, máy tính, bàn phím, ngăn kéo và các vật dụng cá nhân. Tại sao nam giới lại có nhiều vi khuẩn hơn? Điều này có thể vì nam giới có bàn làm việc lớn hơn, nghĩa là có một diện tích bề mặt cao hơn cho vi khuẩn trú ngụ, cũng như nam giới ít chăm chút bàn làm việc hơn so với nữ giới.
Đã đến lúc cần lau sạch điện thoại
Con người là nguồn phát sinh vi khuẩn lớn nhất tại bàn làm việc – hầu hết vi khuẩn trong văn phòng đến từ người. Bàn phím và chuột máy tính là một phần của cuộc sống văn phòng. Không có gì ngạc nhiên khi mỗi phím bấm trên bàn phím đều chứa các vi sinh vật. Các nghiên cứu về bàn phím ngoài văn phòng đã phát hiện ra các loại vi khuẩn gây bệnh trong bệnh viện, trong khi ở các trường đại học, bàn phím nhiều người dùng chứa nhiều sinh vật hơn – bao gồm một số vi khuẩn đường ruột.
Hệ thực vật vi sinh của điện thoại di động cũng được đưa vào tầm ngắm, có lẽ vì chúng còn nguy hiểm hơn vì chúng dễ xâm nhập vào cơ thể khi đến gần miệng và tai người dùng. Các nghiên cứu đưa về các kết quả khác nhau về việc trung bình có bao nhiêu vi trùng trên điện thoại, nhưng một nghiên cứu tại Đại học Arizona phát hiện ra rằng điện thoại di động chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với hầu hết bồn cầu.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của trường đại học ở Đức, điện thoại màn hình cảm ứng có mức độ vi khuẩn ít hơn – và chúng thường là các vi khuẩn ở da, mũi và một số vi khuẩn tiêu hóa.
Cẩn thận với giấy và cốc chén
Ngày nay, cuộc sống văn phòng chủ yếu đã được số hóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường xuyên sử dụng với các mẩu giấy khác nhau – chẳng hạn như giấy ghi chú trong phòng hợp, hay ghi chú trên bàn làm việc của đồng nghiệp, hoặc thậm chí đọc sách hoặc báo vào giờ ăn trưa.
Giấy và đặc biệt là sách không phải là một nguồn lây nhiễm phổ biến – nhưng dù vậy, theo trang Independent của Anh, các độc giả ở Anh cũng vẫn phải thực hiện yêu cầu không cầm, lấy bất kỳ cuốn sách nào nếu vẫn đang bị bệnh. Những người đang bị ốm mà đọc sách ở thư viện cũng phải thông báo cho chính quyền địa phương – những người có thể sẽ khử trùng hoặc tiêu hủy bất kỳ cuốn sách nào đáng nghi. Quy định này ra đời do hậu quả của một đợt dịch bệnh ban đỏ được truyền từ một cá nhân có thói quen kỳ quặc là sử dụng da chết để đánh dấu sách.
Một quy định nữa của tổ chức y tế cộng đồng Anh là các loại cốc cà phê tái sử dụng phải được làm sạch đúng cách để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Nghiên cứu đã cho thấy có tới 90% cốc trong các nhà bếp văn phòng chứa đầy vi trùng, và 20% những cốc này thực sự chứa … phân.
Không có chiếc bút nào an toàn
Có những bằng chứng chắc chắn về sự tồn tại của vi sinh vật trên các loại văn phòng phẩm. Nhưng trong văn phòng của bạn, bạn chỉ cần phải lo lắng nếu bạn ngậm bút và cho ai đó mượn mà họ lại lười rửa tay.
Tất nhiên, không ai khuyến khích vi khuẩn phát triển – vì vậy nếu các vật dụng được giữ gìn sạch sẽ, chúng sẽ hầu như không gây ra mầm bệnh gì. Ngoài ra, cần nhớ rằng ngay cả khi chúng ta không dùng chung đồ dùng với ai, thì chúng ta cũng tự sản sinh vi khuẩn bằng chính những bàn phím, tách cà phê hoặc từ chính đôi giày trên chân chúng ta.
Hoàng Lan
Đã đến lúc cần lau sạch điện thoại
Con người là nguồn phát sinh vi khuẩn lớn nhất tại bàn làm việc – hầu hết vi khuẩn trong văn phòng đến từ người. Bàn phím và chuột máy tính là một phần của cuộc sống văn phòng. Không có gì ngạc nhiên khi mỗi phím bấm trên bàn phím đều chứa các vi sinh vật. Các nghiên cứu về bàn phím ngoài văn phòng đã phát hiện ra các loại vi khuẩn gây bệnh trong bệnh viện, trong khi ở các trường đại học, bàn phím nhiều người dùng chứa nhiều sinh vật hơn – bao gồm một số vi khuẩn đường ruột.
Hệ thực vật vi sinh của điện thoại di động cũng được đưa vào tầm ngắm, có lẽ vì chúng còn nguy hiểm hơn vì chúng dễ xâm nhập vào cơ thể khi đến gần miệng và tai người dùng. Các nghiên cứu đưa về các kết quả khác nhau về việc trung bình có bao nhiêu vi trùng trên điện thoại, nhưng một nghiên cứu tại Đại học Arizona phát hiện ra rằng điện thoại di động chứa lượng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần so với hầu hết bồn cầu.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của trường đại học ở Đức, điện thoại màn hình cảm ứng có mức độ vi khuẩn ít hơn – và chúng thường là các vi khuẩn ở da, mũi và một số vi khuẩn tiêu hóa.
Cẩn thận với giấy và cốc chén
Ngày nay, cuộc sống văn phòng chủ yếu đã được số hóa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường xuyên sử dụng với các mẩu giấy khác nhau – chẳng hạn như giấy ghi chú trong phòng hợp, hay ghi chú trên bàn làm việc của đồng nghiệp, hoặc thậm chí đọc sách hoặc báo vào giờ ăn trưa.
Giấy và đặc biệt là sách không phải là một nguồn lây nhiễm phổ biến – nhưng dù vậy, theo trang Independent của Anh, các độc giả ở Anh cũng vẫn phải thực hiện yêu cầu không cầm, lấy bất kỳ cuốn sách nào nếu vẫn đang bị bệnh. Những người đang bị ốm mà đọc sách ở thư viện cũng phải thông báo cho chính quyền địa phương – những người có thể sẽ khử trùng hoặc tiêu hủy bất kỳ cuốn sách nào đáng nghi. Quy định này ra đời do hậu quả của một đợt dịch bệnh ban đỏ được truyền từ một cá nhân có thói quen kỳ quặc là sử dụng da chết để đánh dấu sách.
Một quy định nữa của tổ chức y tế cộng đồng Anh là các loại cốc cà phê tái sử dụng phải được làm sạch đúng cách để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Nghiên cứu đã cho thấy có tới 90% cốc trong các nhà bếp văn phòng chứa đầy vi trùng, và 20% những cốc này thực sự chứa … phân.
Không có chiếc bút nào an toàn
Có những bằng chứng chắc chắn về sự tồn tại của vi sinh vật trên các loại văn phòng phẩm. Nhưng trong văn phòng của bạn, bạn chỉ cần phải lo lắng nếu bạn ngậm bút và cho ai đó mượn mà họ lại lười rửa tay.
Tất nhiên, không ai khuyến khích vi khuẩn phát triển – vì vậy nếu các vật dụng được giữ gìn sạch sẽ, chúng sẽ hầu như không gây ra mầm bệnh gì. Ngoài ra, cần nhớ rằng ngay cả khi chúng ta không dùng chung đồ dùng với ai, thì chúng ta cũng tự sản sinh vi khuẩn bằng chính những bàn phím, tách cà phê hoặc từ chính đôi giày trên chân chúng ta.
Hoàng Lan