Tại phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT sáng nay, đại biểu Bùi Thị Thuỷ (Thanh Hoá) đặt câu hỏi: Hiện nay việc cấp giấy khen dần mất giá trị vì điểm số cho quá dễ, tỷ lệ khá giỏi quá nhiều, đó là biểu hiện của bệnh thành tích trong giáo dục. Bộ trưởng cho biết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề này và giải pháp?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận bệnh thành tích đã có từ lâu.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xân Nhạ thừa nhận rằng bệnh thành tích trong giáo dục đã có từ lâu, hiện nay vẫn còn phổ biến. Theo Bộ trưởng Nhạ, ngành cũng đã nói không với bệnh thành tích, nhưng không dừng lại ở việc quy định mà còn liên quan đến văn hóa, thói quen.
Để hạn chế bệnh thành tích, Bộ đã có văn bản chỉ đạo hạn chế nhiều các cuộc thi, không tính điểm các cuộc thi vào thành tích các trường; đồng thời đổi mới phương thức đánh giá, có cơ chế khuyến khích người dạy, nhằm bảo đảm kết quả giảng dạy phản ánh đích thực chất lượng giáo dục và năng lực thầy cô…
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục tiến hành đổi mới công tác thi đua trong trường học theo hướng thi đua phải thiết thực, hiệu quả, tránh chạy theo bệnh thành tích;…
Bộ trưởng khẳng định thêm, tới đây, thông qua Luật Giáo dục, Bộ đã đưa kế hoạch để làm sao kết quả phải phản ánh thật, có tính hậu kiểm. Những thầy cô nào thực hiện tốt đổi mới sáng tạo, có sản phẩm tích cực thì cơ sở và Bộ sẽ biểu dương chứ hạn chế đăng ký thi đua. Chính đăng ký thi đua mới là gốc gác khiến thầy cô phải chạy theo thành tích. Hiện nay, bệnh thành tích vẫn đang có dấu hiệu mạnh trở lại nhưng tới đây Bộ sẽ làm kiên quyết. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt về vấn đề này.
>> Xem thêm
Bạo hành trẻ mầm non không chỉ Bộ trưởng chịu trách nhiệm
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về những yếu kém của ngành
Bộ GD&ĐT không chấp nhận ‘nợ chuẩn’, học lệch
Hương Nguyễn
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận bệnh thành tích đã có từ lâu.
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xân Nhạ thừa nhận rằng bệnh thành tích trong giáo dục đã có từ lâu, hiện nay vẫn còn phổ biến. Theo Bộ trưởng Nhạ, ngành cũng đã nói không với bệnh thành tích, nhưng không dừng lại ở việc quy định mà còn liên quan đến văn hóa, thói quen.
Để hạn chế bệnh thành tích, Bộ đã có văn bản chỉ đạo hạn chế nhiều các cuộc thi, không tính điểm các cuộc thi vào thành tích các trường; đồng thời đổi mới phương thức đánh giá, có cơ chế khuyến khích người dạy, nhằm bảo đảm kết quả giảng dạy phản ánh đích thực chất lượng giáo dục và năng lực thầy cô…
Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục tiến hành đổi mới công tác thi đua trong trường học theo hướng thi đua phải thiết thực, hiệu quả, tránh chạy theo bệnh thành tích;…
Bộ trưởng khẳng định thêm, tới đây, thông qua Luật Giáo dục, Bộ đã đưa kế hoạch để làm sao kết quả phải phản ánh thật, có tính hậu kiểm. Những thầy cô nào thực hiện tốt đổi mới sáng tạo, có sản phẩm tích cực thì cơ sở và Bộ sẽ biểu dương chứ hạn chế đăng ký thi đua. Chính đăng ký thi đua mới là gốc gác khiến thầy cô phải chạy theo thành tích. Hiện nay, bệnh thành tích vẫn đang có dấu hiệu mạnh trở lại nhưng tới đây Bộ sẽ làm kiên quyết. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất quyết liệt về vấn đề này.
>> Xem thêm
Bạo hành trẻ mầm non không chỉ Bộ trưởng chịu trách nhiệm
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm về những yếu kém của ngành
Bộ GD&ĐT không chấp nhận ‘nợ chuẩn’, học lệch
Hương Nguyễn