Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Báo VietnamPlus dẫn nguồn theo Reuters đưa tin, ngày 17/8, Bộ Tư pháp Mỹ đang cố gắng buộc Facebook gỡ mã hóa đầu cuối của ứng dụng chat Messenger để chính phủ có thể theo dõi các cuộc hội thoại bằng giọng nói của một nghi can liên quan đến vụ điều tra băng nhóm tội phạm MS-13. Tuy nhiên, Facebook cho đến nay vẫn thẳng thừng từ chối yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Mã hóa đầu cuối là biện pháp bảo mật mà Facebook áp dụng, mà chỉ có những người tham gia cuộc trò chuyện trong ứng dụng Messenger có thể xem các tin nhắn và nội dung chứa trong hộp hội thoại. Và theo Facebook, mạng xã hội này cũng không có quyền truy cập vào dữ liệu hội thoại Messenger.
Cũng theo Reuters, trước thái độ cứng rắn của Facebook, có vẻ như diễn biến căng thẳng của vụ việc đang tăng nhanh: đầu tuần này, cơ quan chức năng Mỹ cho biết họ đang tìm cách đưa Facebook ra tòa vì từ chối tuân thủ các yêu cầu của chính phủ. Và nếu thua kiện, Facebook sẽ buộc phải loại bỏ hoàn toàn mã hóa đầu cuối trên Messenger hoặc “hack” hội thoại của những cá nhân mà chính phủ muốn nghe lén.
Báo Dân Việt cho hay, đây là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi kể từ khi chính phủ Mỹ yêu cầu truy cập vào dữ liệu được mã hóa của các công ty công nghệ, mà tiêu biểu là iPhone của Apple vào năm 2015.
Cả thế giới vẫn chưa quên được năm 2016, khi Apple không ngần ngại đối đầu trực tiếp với FBI trên tòa án, bảo vệ đến cùng chiếc iPhone của Syed Farook, một kẻ xả súng liên quan đến vụ thảm sát tại San Bernardio hồi 2015. Thực chất Apple không phải đang tiếp tay cho khủng bố, chỉ đơn giản “Táo khuyết” cảm thấy không an toàn khi phải phát triển một phần mềm hack sau này có thể bị sử dụng vào mục đích xấu trên phạm vi toàn cầu. FBI sau đó đã phá khóa được chiếc iPhone không cần đến sự trợ giúp của Người khổng lồ Cupertino.
Sau đó Facebook đã giới thiệu tính năng mã hóa end-to-end cho cuộc hội thoại Messenger vào tháng 10/2016, và điều này khiến chính phủ Mỹ phải cần đến sự giúp đỡ của Facebook để xâm nhập các dữ liệu trên công cụ này.
Nguyễn Hà (TH)
Báo VietnamPlus dẫn nguồn theo Reuters đưa tin, ngày 17/8, Bộ Tư pháp Mỹ đang cố gắng buộc Facebook gỡ mã hóa đầu cuối của ứng dụng chat Messenger để chính phủ có thể theo dõi các cuộc hội thoại bằng giọng nói của một nghi can liên quan đến vụ điều tra băng nhóm tội phạm MS-13. Tuy nhiên, Facebook cho đến nay vẫn thẳng thừng từ chối yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ.
Mã hóa đầu cuối là biện pháp bảo mật mà Facebook áp dụng, mà chỉ có những người tham gia cuộc trò chuyện trong ứng dụng Messenger có thể xem các tin nhắn và nội dung chứa trong hộp hội thoại. Và theo Facebook, mạng xã hội này cũng không có quyền truy cập vào dữ liệu hội thoại Messenger.
Cũng theo Reuters, trước thái độ cứng rắn của Facebook, có vẻ như diễn biến căng thẳng của vụ việc đang tăng nhanh: đầu tuần này, cơ quan chức năng Mỹ cho biết họ đang tìm cách đưa Facebook ra tòa vì từ chối tuân thủ các yêu cầu của chính phủ. Và nếu thua kiện, Facebook sẽ buộc phải loại bỏ hoàn toàn mã hóa đầu cuối trên Messenger hoặc “hack” hội thoại của những cá nhân mà chính phủ muốn nghe lén.
Báo Dân Việt cho hay, đây là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi kể từ khi chính phủ Mỹ yêu cầu truy cập vào dữ liệu được mã hóa của các công ty công nghệ, mà tiêu biểu là iPhone của Apple vào năm 2015.
Cả thế giới vẫn chưa quên được năm 2016, khi Apple không ngần ngại đối đầu trực tiếp với FBI trên tòa án, bảo vệ đến cùng chiếc iPhone của Syed Farook, một kẻ xả súng liên quan đến vụ thảm sát tại San Bernardio hồi 2015. Thực chất Apple không phải đang tiếp tay cho khủng bố, chỉ đơn giản “Táo khuyết” cảm thấy không an toàn khi phải phát triển một phần mềm hack sau này có thể bị sử dụng vào mục đích xấu trên phạm vi toàn cầu. FBI sau đó đã phá khóa được chiếc iPhone không cần đến sự trợ giúp của Người khổng lồ Cupertino.
Sau đó Facebook đã giới thiệu tính năng mã hóa end-to-end cho cuộc hội thoại Messenger vào tháng 10/2016, và điều này khiến chính phủ Mỹ phải cần đến sự giúp đỡ của Facebook để xâm nhập các dữ liệu trên công cụ này.
Nguyễn Hà (TH)