Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ hiện nay thì được làm việc cho những công ty hàng đầu như Facebook, Google hay Apple là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là khi không ít người Việt Nam đã về với đội của những “gã khổng lồ” này. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được điều đó, thì ngoài kiến thức chuyên môn, kĩ năng cần thiết ra, bạn còn phải trải qua cơn ác mộng mang tên phỏng vấn trực tiếp – một bước cực quan trọng trong quá trình tuyển dụng của bất cứ ngành nghề, công ty nào.
Làm việc cho các tên tuổi như Apple hay Facebook thực sự rất hấp dẫn đấy, nhưng liệu bạn có đủ can đảm và tự tin trải qua quá trình phỏng vấn tại những công ty này?
Vậy vòng phỏng vấn tại Facebook, Apple hay Google có gì khác so với những công ty công nghệ khác hay không? Liệu nó có thực sự căng thẳng với nhiều câu hỏi quái dị như thiên hạ vẫn thường đồn đại? Dưới đây là một vài thống kê thú vị dựa trên kết quả khảo sát từ 6.463 nhân viên tại Facebook, Apple, Google, Microsoft và Amazon về chính những cảm nhận của họ khi tham gia quá trình phỏng vấn xin việc tại những công ty này. Vòng phỏng vấn tại Apple là tuyệt vời nhất
Có không ít nhân viên nhận định Apple thường xuyên làm khó ứng viên với những câu hỏi hóc búa, và “phải mất vài năm mới có được vị trí chính thức trong công ty này”. Thế nhưng sau tất cả, nhà Táo vẫn nắm trong tay quy trình phỏng vấn chuyên nghiệp và được chính nội bộ nhân viên đánh giá cao nhất. Tên công ty Apple Microsoft Google Amazon Facebook Số điểm
90/100 90/100 88/100 87/100 83/100
Ngược lại, Facebook là một môi trường mở rất trẻ trung và cho phép ứng viên được thoải mái thể hiện cá tính của mình, như mặc một chiếc áo phông bình thường để đi phỏng vấn chẳng hạn. Nhưng cuối cùng, đây lại là công ty được đánh giá thấp nhất trong số 5 cái tên nêu trên. Google hay “vặn vẹo” ứng viên nhất
19% nhân viên tại Google nhận định công ty này có vòng phỏng vấn cực “xương xẩu”.
Khi được yêu cầu đánh giá độ khó của quá trình phỏng vấn theo 5 tiêu chí: Rất khó, Khó, Trung bình, Dễ và Rất dễ, có khá nhiều nhân viên tại Google nhận định công ty của họ nắm trong tay quy trình phỏng vấn khó nhằn nhất, với rất nhiều câu hỏi đánh đố để kiểm chứng tài năng của họ. Trong khi đó, không có một nhân viên nào dám đánh giá quy trình phỏng vấn ở Microsoft là Rất dễ. Apple Microsoft Google Amazon Facebook Rất khó 12% 11%
19% 17% 16% Khó 36% 36% 30% 24% 26% Trung bình 32% 48% 25% 29% 37% Dễ 12% 5% 18% 17% 5% Rất dễ 8% 0% 8% 13% 16% Amazon tiếp nhận CV online nhiều nhất
Ứng tuyển qua mạng Internet đang trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Apple Microsoft Google Amazon Facebook Ứng tuyển online 34% 17% 23%
39% 29% Được giới thiệu 29% 26% 18% 14% 24% Được mời về 10% 30% 39% 32% 19% Thông qua mạng
lưới tuyển dụng 17% 13% 11% 12% 9% Khác 10% 14% 9% 3% 19% Microsoft gửi phản hồi cho ứng viên sau phỏng vấn nhanh nhất
Microsoft tiến hành phỏng vấn nhanh gọn lẹ khi gửi phản hồi cho ứng viên rất sớm.
Sau khi phỏng vấn thì tâm trạng chung của các ứng viên đều là hồi hộp, lo lắng về kết quả của mình. Nắm bắt đúng tâm lý nào, Microsoft thường xuyên gửi phản hồi ngay trong ngày phỏng vấn, trong khi Google thì hoàn toàn ngược lại, có khi phải mất vài tuần mới thèm trả lời ứng viên. Apple Microsoft Google Amazon Facebook Trong ngày 11%
23% 11% 12% 15% Trong 1 tuần 42% 55% 5% 47% 42% 1 – 2 tuần 31% 10% 35% 22% 16% 2 – 4 tuần 4% 10% 30% 10% 11% Trên 4 tuần 12% 2% 19% 9% 16% Google tiến hành nhiều vòng phỏng vấn nhất
39% nhân viên tại Google đã từng trải qua từ 5 vòng phỏng vấn trở lên trước khi trở thành nhân viên chính thức của hãng. Chẳng trách Google lại bị đánh giá là “khó tính” nhất trong số 5 công ty công nghệ này. Apple Microsoft Google Amazon Facebook 1 – 2 vòng 53% 49% 34% 61% 40% 3 – 4 vòng 30% 19% 27% 11% 36% Hơn 4 vòng 17% 32%
39% 28% 24% Facebook giúp ứng viên hiểu rõ nhất về văn hóa công ty chỉ sau vòng phỏng vấn
Mặc dù có số điểm tổng quan thấp nhất nhưng Facebook lại là công ty giúp ứng viên có được những cái nhìn chính xác và chi tiết nhất về văn hóa nội bộ ngay sau khi vòng phỏng vấn kết thúc. Có đến 85% nhân viên Facebook đã công nhận điều này. Apple Microsoft Google Amazon Facebook Hiểu 46% 70% 79% 67%
85% Không hiểu 54% 30% 21% 33% 15%
Làm việc cho các tên tuổi như Apple hay Facebook thực sự rất hấp dẫn đấy, nhưng liệu bạn có đủ can đảm và tự tin trải qua quá trình phỏng vấn tại những công ty này?
Vậy vòng phỏng vấn tại Facebook, Apple hay Google có gì khác so với những công ty công nghệ khác hay không? Liệu nó có thực sự căng thẳng với nhiều câu hỏi quái dị như thiên hạ vẫn thường đồn đại? Dưới đây là một vài thống kê thú vị dựa trên kết quả khảo sát từ 6.463 nhân viên tại Facebook, Apple, Google, Microsoft và Amazon về chính những cảm nhận của họ khi tham gia quá trình phỏng vấn xin việc tại những công ty này. Vòng phỏng vấn tại Apple là tuyệt vời nhất
Có không ít nhân viên nhận định Apple thường xuyên làm khó ứng viên với những câu hỏi hóc búa, và “phải mất vài năm mới có được vị trí chính thức trong công ty này”. Thế nhưng sau tất cả, nhà Táo vẫn nắm trong tay quy trình phỏng vấn chuyên nghiệp và được chính nội bộ nhân viên đánh giá cao nhất. Tên công ty Apple Microsoft Google Amazon Facebook Số điểm
90/100 90/100 88/100 87/100 83/100
Ngược lại, Facebook là một môi trường mở rất trẻ trung và cho phép ứng viên được thoải mái thể hiện cá tính của mình, như mặc một chiếc áo phông bình thường để đi phỏng vấn chẳng hạn. Nhưng cuối cùng, đây lại là công ty được đánh giá thấp nhất trong số 5 cái tên nêu trên. Google hay “vặn vẹo” ứng viên nhất
19% nhân viên tại Google nhận định công ty này có vòng phỏng vấn cực “xương xẩu”.
Khi được yêu cầu đánh giá độ khó của quá trình phỏng vấn theo 5 tiêu chí: Rất khó, Khó, Trung bình, Dễ và Rất dễ, có khá nhiều nhân viên tại Google nhận định công ty của họ nắm trong tay quy trình phỏng vấn khó nhằn nhất, với rất nhiều câu hỏi đánh đố để kiểm chứng tài năng của họ. Trong khi đó, không có một nhân viên nào dám đánh giá quy trình phỏng vấn ở Microsoft là Rất dễ. Apple Microsoft Google Amazon Facebook Rất khó 12% 11%
19% 17% 16% Khó 36% 36% 30% 24% 26% Trung bình 32% 48% 25% 29% 37% Dễ 12% 5% 18% 17% 5% Rất dễ 8% 0% 8% 13% 16% Amazon tiếp nhận CV online nhiều nhất
Ứng tuyển qua mạng Internet đang trở thành xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Apple Microsoft Google Amazon Facebook Ứng tuyển online 34% 17% 23%
39% 29% Được giới thiệu 29% 26% 18% 14% 24% Được mời về 10% 30% 39% 32% 19% Thông qua mạng
lưới tuyển dụng 17% 13% 11% 12% 9% Khác 10% 14% 9% 3% 19% Microsoft gửi phản hồi cho ứng viên sau phỏng vấn nhanh nhất
Microsoft tiến hành phỏng vấn nhanh gọn lẹ khi gửi phản hồi cho ứng viên rất sớm.
Sau khi phỏng vấn thì tâm trạng chung của các ứng viên đều là hồi hộp, lo lắng về kết quả của mình. Nắm bắt đúng tâm lý nào, Microsoft thường xuyên gửi phản hồi ngay trong ngày phỏng vấn, trong khi Google thì hoàn toàn ngược lại, có khi phải mất vài tuần mới thèm trả lời ứng viên. Apple Microsoft Google Amazon Facebook Trong ngày 11%
23% 11% 12% 15% Trong 1 tuần 42% 55% 5% 47% 42% 1 – 2 tuần 31% 10% 35% 22% 16% 2 – 4 tuần 4% 10% 30% 10% 11% Trên 4 tuần 12% 2% 19% 9% 16% Google tiến hành nhiều vòng phỏng vấn nhất
39% nhân viên tại Google đã từng trải qua từ 5 vòng phỏng vấn trở lên trước khi trở thành nhân viên chính thức của hãng. Chẳng trách Google lại bị đánh giá là “khó tính” nhất trong số 5 công ty công nghệ này. Apple Microsoft Google Amazon Facebook 1 – 2 vòng 53% 49% 34% 61% 40% 3 – 4 vòng 30% 19% 27% 11% 36% Hơn 4 vòng 17% 32%
39% 28% 24% Facebook giúp ứng viên hiểu rõ nhất về văn hóa công ty chỉ sau vòng phỏng vấn
Mặc dù có số điểm tổng quan thấp nhất nhưng Facebook lại là công ty giúp ứng viên có được những cái nhìn chính xác và chi tiết nhất về văn hóa nội bộ ngay sau khi vòng phỏng vấn kết thúc. Có đến 85% nhân viên Facebook đã công nhận điều này. Apple Microsoft Google Amazon Facebook Hiểu 46% 70% 79% 67%
85% Không hiểu 54% 30% 21% 33% 15%