Chiêu thức lừa đảo mạo danh điều tra viên, cán bộ công an, Viện kiểm sát, Tòa án thông báo nạn nhân về việc có liên quan đến đường dây tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, rửa tiền mà cơ quan công an đang tiến hành điều tra… đang có dấu hiệu quay trở lại.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, mới đây Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46) Công an TP.HCM đã có văn bản gửi Tập đoàn VNPT, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM nhằm hỗ trợ tuyên truyền phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm lừa đảo qua điện thoại. Tội phạm lừa đảo mạo danh điều tra viên, cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thông báo nạn nhân về việc bị hại có liên quan đến đường dây tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, rửa tiền mà cơ quan công an đang tiến hành điều tra.

Sau đó đối tượng dò hỏi các thông tin về tài khoản ngân hàng, tiền gửi tại các ngân hàng của bị hại có liên quan đến đường dây tội phạm. Chúng sẽ yêu cầu bị hại ra một ngân hàng khác để mở một tài khoản và đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại do các đối tượng lừa đảo giả danh công an cung cấp.
Đối tượng lừa đảo nói mục đích là để kiểm tra, xác minh, giám định số tiền này có liên quan đến đường dây tội phạm hay không và giám sát tài khoản này của bị hại. Từ đó buộc nạn nhân cung cấp toàn bộ tên đăng nhập và mã kích hoạt để chuyển tiền sang tài khoản khác bằng Internet Banking.
Với thủ đoạn như trên, các đối tượng làm cho bị hại nghĩ rằng tiền vẫn trong tài khoản đứng tên mình nên không mất.
Mặt khác, đối với các nhân viên của các ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch chuyển/nộp tiền vào tài khoản của chính khách hàng nên nghĩ rằng không phát sinh vấn đề lừa đảo gì, từ đó không biết để cảnh báo cho khách hành về nguy cơ bị lừa đảo.
Trước thực tế phức tạp nói trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi tương tự. Bởi trong thực tế, nếu cơ quan công an làm việc sẽ có thư mời ghi rõ thời gian, địa điểm rõ ràng và dân tới trực tiếp trụ sở để làm việc. Công an không bao giờ yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, do đó khi nghe những cuộc điện thoại này người dân cần dập máy ngay lập tức.

Bung phat tinh trang toi pham mao danh cong an lua dao qua dien thoai

Lời khuyến cáo từ nhà mạng
Trong thời gian qua, doanh nghiệp viễn thông như VNPT cũng đã thường xuyên có những khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước các chiêu lừa đảo mới. Theo phản ánh của khách hàng, xuất hiện một nhóm người mạo danh Tập đoàn VNPT mời sử dụng dịch vụ và gọi điện nhắc nợ cước điện thoại nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nhiều trường hợp giả mạo nhân viên bán hàng của VNPT mời người dùng sử dụng, gia hạn dịch vụ VNPT-CA (chứng thực chữ ký số), VNPT-BHXH (Giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử) qua các hình thức email, điện thoại, tin nhắn.
Một số địa chỉ email mạo danh có thể kể đến như: Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ; Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ; Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ; Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó Thậm chí, có đối tượng còn đăng ký tên miền, sử dụng logo của VNPT để lừa đảo như tên miền vnpt-bhxh.com.
Bên cạnh đó, nhiều đối tượng còn mạo danh nhân viên/đại lý của VinaPhone tại các tỉnh,thành phố làm giấy tờ hợp đồng, hóa đơn thu tiền để lừa gạt, yêu cầu thực hiện gia hạn hợp đồng… gây thiệt hại cho người dùng.  
VNPT cũng đã có chỉ đạo đến các Trung tâm kinh doanh ở các tỉnh, thành phố cần phải có những khuyến cáo cảnh báo kịp thời đến khách hàng của mình. Cần lưu ý với khách hàng về vấn đề email hoặc thư tay của Tập đoàn VNPT gửi đi, trong đó nếu là email sẽ có đuôi là …@vnpt.vn. Lãnh đạo VNPT cũng đề nghị CBCNV cần phải nâng cao cảnh giác và tuyên truyền tới các khách hàng để tránh bị lừa đảo.
Ngoài ra, còn có hiện tượng một số đối tượng mạo danh nhân viên VNPT hoặc Tổng đài VNPT để nhắc nợ cước viễn thông để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của nhiều khách hàng. Cùng với chiêu thức gọi điện trực tiếp, các đối tượng lừa đảo còn sử dụng tổng đài tự động gọi đến số thuê bao của VNPT, khi chủ thuê bao nhấc máy, hệ thống sẽ tự động bật hộp thư thoại có nội dung “VNPT xin thông báo, số máy của quý khách còn nợ số tiền cước là 9 (hoặc 10) triệu đồng. Trong khoảng thời gian 2 giờ đồng hồ, nếu chưa thanh toán, VNPT bắt buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ đến thuê bao này. Nếu chưa rõ thông tin, vui lòng bấm số 9 để nghe lại hoặc nhấn phím số 0 gặp điện thoại viên để được giải đáp”.
Nhiều khách hàng thiếu cảnh giác, đã thực hiện như chỉ dẫn, có người tự xưng là nhân viên của VNPT nghe máy, rồi giải đáp thông tin cho khách hàng đó. Các điện thoại viên giả này sẽ khẳng định lại thông tin khách hàng chưa thanh toán số tiền nêu trên là đúng.
Nguy hiểm hơn cả, mục đích của kẻ mạo danh còn nhằm thu thập trái phép thông tin cá nhân của khách hàng như tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số CMND, tài khoản ngân hàng… và chiếm đoạn tiền bằng cách cung cấp số tài khoản để khách hàng thanh toán, hoặc lừa khách hàng bấm số gọi lại với mục đích chuyển tiếp cuộc gọi từ máy của khách hàng vào các đầu số dịch vụ giá cước cao, sau đó các đối tượng này sẽ trục lợi từ việc hưởng cước phí do người dùng thực hiện cuộc gọi đi.
Phạm Lê
Loading… –>

VietBao.vn