Ilya Sutskever, chuyên gia về AI hàng đầu tại OpenAI
Theo New York Times, một trong những bí-mật-nhưng-ai-cũng-biết tại Thung lũng Silicon chính là các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo luôn có mức lương thưởng rất hậu hĩnh. Mới đây, một hồ sơ thuế của phòng nghiên cứu có tên OpenAI đã công khai một vài những con số đủ để bạn phải “trợn tròn mắt”.
Cụ thể, OpenAI đã trả cho nhà nghiên cứu hàng đầu của mình, Ilya Sutskever hơn 1,9 triệu USD trong năm 2016. Họ cũng đã trả cho một nhà nghiên cứu khác, Ian Goodfellow, hơn 800.000 USD – mặc dù ông mãi đến tháng 3 năm đó mới gia nhập công ty. Hai người này đều đã từng làm việc tại Google.
Một cái tên nổi bật thứ ba trong lĩnh vực, chuyên gia robot Pieter Abbeel, đã kiếm được 425.000 USD dù chỉ bắt đầu làm việc từ tháng 6/2016, sau khi thôi làm giáo sư tại Đại học California, Berkeley. Những con số này đã bao gồm các khoản tiền thưởng cho việc đồng ý gia nhập công ty (signing bonus).
Những khoản tiền lương trên đều được liệt kê trên biểu mẫu thuế, thứ OpenAI được yêu cầu phải công khai vì họ là tổ chức phi lợi nhuận, đã cho chúng ta những cái nhìn mới về việc các tổ chức trên toàn cầu đang đãi ngộ nhân tài AI như thế nào. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng OpenAI thậm chí còn đang trả… thấp hơn mặt bằng chung so với những công ty công nghệ lớn khác, do OpenAI là một tổ chức phi lợi nhuận nên không được cung cấp các tùy chọn về cổ phiếu.
Thông thường, thông tin về các khoản lương, thưởng, các khoản thuế thu nhập của nhân sự tại Silicon Valley đều được giữ kín nhưng theo luật thì chúng phải được công khai nếu đơn vị họ làm việc không sinh ra một đồng lợi nhuận nào. Như trường hợp của phòng thí nghiệm OpenAI cũng vậy, dù không sinh ra một đồng lợi nhuận nào trong suốt những năm qua nhưng các nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo vẫn được nhận mức lương khủng khiến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác phải ghen tị.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng lương của các nhà nghiên cứu phát triển AI cao như vậy là bởi hiện tại trên thế giới, nhân lực cho ngành này rất hiếm. Theo khảo sát của phòng nghiên cứu Element AI tại Canada, ước tính trên thế giới chỉ khoảng 22.000 người có đủ kĩ năng cần thiết để thực sự nghiên cứu AI một cách nghiêm túc mà thôi.
“Nhu cầu của lĩnh vực này là rất cao nhưng số chuyên gia có kỹ năng lại quá thấp”,Chris Nicholson, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Skymind, một start-up đang nghiên cứu về AI, cho biết.
Tuy nhiên, mức lương “khủng” này đã trở thành vấn đề lớn cho các trường đại học và chính phủ. Đây cũng là những nơi cần các chuyên gia về AI, vừa để đào tạo cho thế hệ tiếp theo, vừa để ứng dụng những công nghệ mới vào đời sống trên mọi khía cạnh, từ quân đội cho tới y tế, giáo dục,… Rõ ràng, các trường đại học và chính phủ không thể đủ tiềm lực để chi trả hàng triệu USD để cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn.
Elon Musk, người đã sáng lập ra OpenAI năm 2015
Vào năm 2015, Elon Musk, CEO của Tesla và cũng được coi là một trong những nhân vật nổi tiếng với những ý tưởng táo bạo trong làng công nghệ đã mở ra OpenAI, đặt trụ sở tại phía bắc Silicon Valley thuộc San Francisco. Phòng thí nghiệm này đã chiêu mộ được khá nhiều nhà nghiên cứu của Google và Facebook để phát triển trí tuệ nhân tạo.
Tuy không có mức lương thưởng cao và tùy chọn cổ phiếu như các tập đoàn lớn khác, nhưng OpenAI có một lợi thế rất lớn thu hút những người theo chủ nghĩa lý tưởng: OpenAI sẽ chia sẻ những thành tựu của mình ra thế giới bên ngoài, và họ cam kết sẽ không tạo ra bất kỳ công nghệ nào có thể gây nguy hiểm cho con người.
“Tôi đã từ chối nhiều lời đề nghị cao gấp vài lần so với những gì tôi nhận được tại OpenAI,”Sutskever chia sẻ. “Những người khác cũng vậy”.
Open AI đã chi ra khoảng 11 triệu USD trong năm đầu tiên của mình, với hơn 7 triệu USD dùng để trả lương cho nhân viên. Công ty đã tuyển được 52 chuyên gia trong năm 2016.
Trong một bài viết từng được đăng tải trên The New York Times, một chuyên giá về AI dù chưa có kinh nghiệm nghiên cứu thực tế, ứng dụng nào trong công nghiệp cũng có thể được trả từ 300.000 đến 500.000 USD một năm, chưa tính tới các khoản thưởng về cổ phiếu mà họ có thể được nhận thêm.
Không chỉ tại OpenAI mà tại DeepMind, trung tâm nghiên cứu về AI của Google cũng phải chi trả tổng cộng 138 triệu USD cho hơn 400 nhân viên của mình mỗi năm. Như vậy, trung bình lương của 1 nhân viên tại trung tâm nghiên cứu này đã là 345.000 USD.
Duy Nguyễn
Theo New York Times, một trong những bí-mật-nhưng-ai-cũng-biết tại Thung lũng Silicon chính là các chuyên gia về trí tuệ nhân tạo luôn có mức lương thưởng rất hậu hĩnh. Mới đây, một hồ sơ thuế của phòng nghiên cứu có tên OpenAI đã công khai một vài những con số đủ để bạn phải “trợn tròn mắt”.
Cụ thể, OpenAI đã trả cho nhà nghiên cứu hàng đầu của mình, Ilya Sutskever hơn 1,9 triệu USD trong năm 2016. Họ cũng đã trả cho một nhà nghiên cứu khác, Ian Goodfellow, hơn 800.000 USD – mặc dù ông mãi đến tháng 3 năm đó mới gia nhập công ty. Hai người này đều đã từng làm việc tại Google.
Một cái tên nổi bật thứ ba trong lĩnh vực, chuyên gia robot Pieter Abbeel, đã kiếm được 425.000 USD dù chỉ bắt đầu làm việc từ tháng 6/2016, sau khi thôi làm giáo sư tại Đại học California, Berkeley. Những con số này đã bao gồm các khoản tiền thưởng cho việc đồng ý gia nhập công ty (signing bonus).
Những khoản tiền lương trên đều được liệt kê trên biểu mẫu thuế, thứ OpenAI được yêu cầu phải công khai vì họ là tổ chức phi lợi nhuận, đã cho chúng ta những cái nhìn mới về việc các tổ chức trên toàn cầu đang đãi ngộ nhân tài AI như thế nào. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng OpenAI thậm chí còn đang trả… thấp hơn mặt bằng chung so với những công ty công nghệ lớn khác, do OpenAI là một tổ chức phi lợi nhuận nên không được cung cấp các tùy chọn về cổ phiếu.
Thông thường, thông tin về các khoản lương, thưởng, các khoản thuế thu nhập của nhân sự tại Silicon Valley đều được giữ kín nhưng theo luật thì chúng phải được công khai nếu đơn vị họ làm việc không sinh ra một đồng lợi nhuận nào. Như trường hợp của phòng thí nghiệm OpenAI cũng vậy, dù không sinh ra một đồng lợi nhuận nào trong suốt những năm qua nhưng các nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo vẫn được nhận mức lương khủng khiến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác phải ghen tị.
Lý giải cho điều này, các chuyên gia kinh tế cho rằng lương của các nhà nghiên cứu phát triển AI cao như vậy là bởi hiện tại trên thế giới, nhân lực cho ngành này rất hiếm. Theo khảo sát của phòng nghiên cứu Element AI tại Canada, ước tính trên thế giới chỉ khoảng 22.000 người có đủ kĩ năng cần thiết để thực sự nghiên cứu AI một cách nghiêm túc mà thôi.
“Nhu cầu của lĩnh vực này là rất cao nhưng số chuyên gia có kỹ năng lại quá thấp”,Chris Nicholson, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của Skymind, một start-up đang nghiên cứu về AI, cho biết.
Tuy nhiên, mức lương “khủng” này đã trở thành vấn đề lớn cho các trường đại học và chính phủ. Đây cũng là những nơi cần các chuyên gia về AI, vừa để đào tạo cho thế hệ tiếp theo, vừa để ứng dụng những công nghệ mới vào đời sống trên mọi khía cạnh, từ quân đội cho tới y tế, giáo dục,… Rõ ràng, các trường đại học và chính phủ không thể đủ tiềm lực để chi trả hàng triệu USD để cạnh tranh với các công ty công nghệ lớn.
Elon Musk, người đã sáng lập ra OpenAI năm 2015
Vào năm 2015, Elon Musk, CEO của Tesla và cũng được coi là một trong những nhân vật nổi tiếng với những ý tưởng táo bạo trong làng công nghệ đã mở ra OpenAI, đặt trụ sở tại phía bắc Silicon Valley thuộc San Francisco. Phòng thí nghiệm này đã chiêu mộ được khá nhiều nhà nghiên cứu của Google và Facebook để phát triển trí tuệ nhân tạo.
Tuy không có mức lương thưởng cao và tùy chọn cổ phiếu như các tập đoàn lớn khác, nhưng OpenAI có một lợi thế rất lớn thu hút những người theo chủ nghĩa lý tưởng: OpenAI sẽ chia sẻ những thành tựu của mình ra thế giới bên ngoài, và họ cam kết sẽ không tạo ra bất kỳ công nghệ nào có thể gây nguy hiểm cho con người.
“Tôi đã từ chối nhiều lời đề nghị cao gấp vài lần so với những gì tôi nhận được tại OpenAI,”Sutskever chia sẻ. “Những người khác cũng vậy”.
Open AI đã chi ra khoảng 11 triệu USD trong năm đầu tiên của mình, với hơn 7 triệu USD dùng để trả lương cho nhân viên. Công ty đã tuyển được 52 chuyên gia trong năm 2016.
Trong một bài viết từng được đăng tải trên The New York Times, một chuyên giá về AI dù chưa có kinh nghiệm nghiên cứu thực tế, ứng dụng nào trong công nghiệp cũng có thể được trả từ 300.000 đến 500.000 USD một năm, chưa tính tới các khoản thưởng về cổ phiếu mà họ có thể được nhận thêm.
Không chỉ tại OpenAI mà tại DeepMind, trung tâm nghiên cứu về AI của Google cũng phải chi trả tổng cộng 138 triệu USD cho hơn 400 nhân viên của mình mỗi năm. Như vậy, trung bình lương của 1 nhân viên tại trung tâm nghiên cứu này đã là 345.000 USD.
Duy Nguyễn