Nếu tài khoản của bạn chưa được xác minh, không được liên kết với số điện thoại, hành động đổi tên trùng với tên CEO của SpaceX và Tesla sẽ khiến tài khoản bị khóa ngay lập tức. Twitter sau đó sẽ yêu cầu bạn nhập Captcha, cũng như cung cấp số điện thoại để được cấp lại quyền truy cập.
“Là một phần trong nỗ lực chống spam và các hành vi độc hại, chúng tôi tiến hành thử nghiệm các biện pháp mới nhằm loại bỏ các tài khoản sử dụng những cụm từ hay dính líu đến hành động spam. Chúng tôi liên tục điều chỉnh những biện pháp này, dựa trên các thay đổi của hoạt động spam”, phát ngôn viên của Twitter nói với tờ The Verge. Twitter từ chối bình luận về khả năng áp dụng phương pháp này với tài khoản của những người nổi tiếng khác.
Bạn vẫn có thể giữ tên hiển thị là Elon Musk nếu tài khoản của bạn được xác minh. Phương pháp này được thiết kế chủ yếu để ngăn chặn các tài khoản “bot” giả mạo hồ sơ của Musk, nhằm đánh lừa người dùng trả lời những tweet lừa đảo.
Lừa đảo trực tuyến sẽ rất dễ bị phát hiện bởi người dùng thông thạo Internet, tuy nhiên, nó vẫn lừa được khá nhiều người bất cẩn. Những tài khoản này thường sẽ được xử lý ngẫu nhiên nhưng tên và ảnh đại diện “Elon Musk” sẽ hiển thị ngay cạnh tài khoản thật, tạo cảm giác như đó thật sự là câu trả lời từ tài khoản chính chủ của Musk.
Các tweet lừa đảo thường có chung cách thức: người dùng được giới thiệu cơ hội hiếm có để có thể làm giàu nhanh chóng nhờ vào một loại công nghệ blockchain mới, và tất cả những gì họ cần làm là rót tiền mặt vào, đổi lấy loại tiền điện tử mới, cái mà thậm chí họ còn chưa từng nghe đến. (Đôi khi, những trò gian lận có hình thức giống như trò trúng thưởng giveaway của Tesla.)
Với thông tin được thổi phồng về công nghệ blockchain và việc Bitcoin tăng giá mạnh hồi năm ngoái, thật dễ dàng để những người hâm mộ Musk nghĩ rằng họ đang gặp cơ hội làm giàu thật sự. Điều này dễ biến họ trở thành con mồi của những kẻ lừa đảo. Bản thân Musk cũng vừa phải lên tiếng về sự mạo danh nhắm vào thông tin cá nhân ông:
Hồi tháng ba, Twitter cho biết họ sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa những tài khoản giả mạo. Thời điểm đó, Twitter đã tuyên bố “sẽ phát một số tín hiệu với mục đích ngăn chặn các loại tài khoản này tiếp cận người dùng.” Động thái này chủ yếu nhằm phản ứng lại chỉ trích từ nhà sáng lập Ethereum – Vitalik Buterin – người thậm chí đến nay vẫn để nguyên cụm từ “Không cho ETH” (Not giving away ETH) trong tên hiển thị, do ông thường xuyên là mục tiêu của những kẻ lừa đảo.
Nhưng sự việc dường như chỉ rắc rối thêm khi những tweet giả mạo vẫn thường xuyên nhảy ra bên dưới phần trả lời của Musk thật, và thậm chí nhiều hãng tin tức bắt đầu nhầm lẫn thông tin trúng quà và tặng tiền là chính xác.
Twitter cho biết họ vẫn đang nghiên cứu các giải pháp bổ sung, nhưng có vẻ như những kẻ lừa đảo còn tạo mới được nhiều tài khoản bot hơn số lượng bị khóa đi. Cuối tháng 6, Twitter thông báo mua lại một công ty khởi nghiệp về an ninh mạng có tên Smyte, nhằm giúp “giải quyết những thách thức về an toàn, thư rác và bảo mật nhanh hơn, hiệu quả hơn”.
“Là một phần trong cam kết phục vụ hội thoại công khai, chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu spam và các hành vi nguy hiểm khác trên dịch vụ của mình”, Twitter nói trong một tuyên bố riêng với The Verge vào đầu tuần này về khả năng phục hồi của những kẻ lừa đảo tiền mã hóa, “Đây rõ ràng là một thách thức cho sự phát triển. Vì vậy, chúng tôi đang tích cực phản ứng hiệu quả hơn trong việc phát hiện những hành vi lừa đảo và thực thi chính sách – đặc biệt khi nó liên quan đến các tài khoản lừa đảo tiền điện tử và vi phạm quy tắc spam của Twitter”.
P.Trang
“Là một phần trong nỗ lực chống spam và các hành vi độc hại, chúng tôi tiến hành thử nghiệm các biện pháp mới nhằm loại bỏ các tài khoản sử dụng những cụm từ hay dính líu đến hành động spam. Chúng tôi liên tục điều chỉnh những biện pháp này, dựa trên các thay đổi của hoạt động spam”, phát ngôn viên của Twitter nói với tờ The Verge. Twitter từ chối bình luận về khả năng áp dụng phương pháp này với tài khoản của những người nổi tiếng khác.
Bạn vẫn có thể giữ tên hiển thị là Elon Musk nếu tài khoản của bạn được xác minh. Phương pháp này được thiết kế chủ yếu để ngăn chặn các tài khoản “bot” giả mạo hồ sơ của Musk, nhằm đánh lừa người dùng trả lời những tweet lừa đảo.
Lừa đảo trực tuyến sẽ rất dễ bị phát hiện bởi người dùng thông thạo Internet, tuy nhiên, nó vẫn lừa được khá nhiều người bất cẩn. Những tài khoản này thường sẽ được xử lý ngẫu nhiên nhưng tên và ảnh đại diện “Elon Musk” sẽ hiển thị ngay cạnh tài khoản thật, tạo cảm giác như đó thật sự là câu trả lời từ tài khoản chính chủ của Musk.
Các tweet lừa đảo thường có chung cách thức: người dùng được giới thiệu cơ hội hiếm có để có thể làm giàu nhanh chóng nhờ vào một loại công nghệ blockchain mới, và tất cả những gì họ cần làm là rót tiền mặt vào, đổi lấy loại tiền điện tử mới, cái mà thậm chí họ còn chưa từng nghe đến. (Đôi khi, những trò gian lận có hình thức giống như trò trúng thưởng giveaway của Tesla.)
Với thông tin được thổi phồng về công nghệ blockchain và việc Bitcoin tăng giá mạnh hồi năm ngoái, thật dễ dàng để những người hâm mộ Musk nghĩ rằng họ đang gặp cơ hội làm giàu thật sự. Điều này dễ biến họ trở thành con mồi của những kẻ lừa đảo. Bản thân Musk cũng vừa phải lên tiếng về sự mạo danh nhắm vào thông tin cá nhân ông:
Hồi tháng ba, Twitter cho biết họ sẽ cố gắng giảm thiểu tối đa những tài khoản giả mạo. Thời điểm đó, Twitter đã tuyên bố “sẽ phát một số tín hiệu với mục đích ngăn chặn các loại tài khoản này tiếp cận người dùng.” Động thái này chủ yếu nhằm phản ứng lại chỉ trích từ nhà sáng lập Ethereum – Vitalik Buterin – người thậm chí đến nay vẫn để nguyên cụm từ “Không cho ETH” (Not giving away ETH) trong tên hiển thị, do ông thường xuyên là mục tiêu của những kẻ lừa đảo.
Nhưng sự việc dường như chỉ rắc rối thêm khi những tweet giả mạo vẫn thường xuyên nhảy ra bên dưới phần trả lời của Musk thật, và thậm chí nhiều hãng tin tức bắt đầu nhầm lẫn thông tin trúng quà và tặng tiền là chính xác.
Twitter cho biết họ vẫn đang nghiên cứu các giải pháp bổ sung, nhưng có vẻ như những kẻ lừa đảo còn tạo mới được nhiều tài khoản bot hơn số lượng bị khóa đi. Cuối tháng 6, Twitter thông báo mua lại một công ty khởi nghiệp về an ninh mạng có tên Smyte, nhằm giúp “giải quyết những thách thức về an toàn, thư rác và bảo mật nhanh hơn, hiệu quả hơn”.
“Là một phần trong cam kết phục vụ hội thoại công khai, chúng tôi đang tiếp tục chiến đấu spam và các hành vi nguy hiểm khác trên dịch vụ của mình”, Twitter nói trong một tuyên bố riêng với The Verge vào đầu tuần này về khả năng phục hồi của những kẻ lừa đảo tiền mã hóa, “Đây rõ ràng là một thách thức cho sự phát triển. Vì vậy, chúng tôi đang tích cực phản ứng hiệu quả hơn trong việc phát hiện những hành vi lừa đảo và thực thi chính sách – đặc biệt khi nó liên quan đến các tài khoản lừa đảo tiền điện tử và vi phạm quy tắc spam của Twitter”.
P.Trang