Facebook đã mất khoảng 120 tỷ USD, và cả Internet như thể “ăn mừng” vì điều đó. 120 tỷ USD là một con số rất lớn, gần bằng 20% tổng giá trị của Facebook và ngang ngửa giá trị của chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh McDonalds. 120 tỷ USD ấy biến mất chỉ trong một buổi chiều, đánh dấu một trong những sự sụp đổ lớn nhất trong lịch sử. Sau khi gặp rắc rối bởi những vụ bê bối chính trị và cả những scandal rò rỉ dữ liệu người dùng, sự bất khả chiến bại của Facebook cuối cùng cũng tan biến. Với chiếc áo giáp bị cởi bỏ, Facebook đứng “trần truồng” trước cả thế giới, và họ đã buộc phải nhận ra cái giá phải trả cho những lỗi lầm mà họ đã gây ra.
Vài tháng trước, sau khi bê bối Cambridge Analytica bị phanh phui, vai trò của Facebook trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bị phơi bày trước toàn thế giới, Mark Zuckerberg đã nói với chúng ta rằng anh dự định tăng đầu tư vào kiểm soát an ninh, và sẽ tăng cường hàng ngàn nhân viên mới vào bộ phận đó. Đây là những gì Mark nói với Quốc hội Mỹ hồi tháng Tư:
“Tôi đã chỉ đạo các nhóm Facebook đầu tư rất nhiều vào bảo mật – nhiều hơn các khoản đầu tư khác mà chúng tôi đang thực hiện – điều đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời của chúng tôi trong tương lai“.
Sau đó anh nói thêm, như để tăng cường sức nặng cho lời nói: “Nhưng tôi muốn mọi người hiểu rõ ưu tiên của Facebook: bảo vệ cộng đồng quan trọng hơn là tối đa hóa lợi nhuận”.
Nhiều người không tin Mark. Nhiều người đã viết trên Twitter về tất cả những lần Mark nói nhưng không giữ lời. Nhưng lần này, khi Facebook mất đi 120 tỷ USD, Zuckerberg cuối cùng cũng đã thực hiện được những gì mình từng nói.
Và đây là một sự thật không ai dám nhìn thẳng vào: “Mark Zuckerberg đã nói với chúng ta rằng anh ấy sẽ đặt sự an toàn của người dùng lên trên lên trên lợi nhuận. Anh ấy đã làm điều đó. Phố Wall có thể không thích nó, nhưng không có cách nào khác: người đàn ông này đã giữ đúng lời nói”.
Facebook không sụp đổ vì Nga, Trump, tin giả hay bất kỳ thứ gì khác. Sự sụp đổ bắt đầu khi Wall Street chứng kiến Mark Zuckerberg thực hiện lời hứa, và thực sự đặt người dùng lên trên lợi nhuận. Wall Street, với những kẻ vốn chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chợt nhận ra những ngày tháng tươi đẹp ấy chỉ còn là quá khứ.
Mark Zuckerberg đã phạm nhiều sai lầm, và tất cả chúng ta đều đã thấy chúng. Một số sai lầm được tạo ra khi anh chỉ là một cậu thanh niên trong phòng ký túc xá, nhưng một số sai lầm lại được thực hiện bằng tất cả những quyền lực, với sự trợ giúp của những bộ não thiên tài, ưu tú nhất. Nhưng bạn cũng nên nhớ điều này:
Mark Zuckerberg có một công việc không giống với bất kỳ ai trong lịch sử của thế giới.
Không có ai trên trái đất này – không phải Tim Cook, không phải Bill Gates, không phải Donald Trump, thậm chí không phải Đức Giáo Hoàng – có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến 1/3 dân số thế giới (Facebook có 2,23 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng tính đến ngày 30/6/2018) chỉ bằng một cú click đơn giản. Mark Zuckerberg đã hoàn toàn thay đổi các cuộc bầu cử – anh đã ảnh hưởng đến mọi loại sự kiện trên toàn cầu. Nhưng không có một người đàn ông 34 tuổi nào trên hành tinh có thể điều hành một công ty có tầm vóc to lớn như vậy một cách hoàn hảo. 44 tuổi, 54 tuổi, 64 tuổi cũng không. Mark có thể ngây thơ, nhưng anh không phải là người độc ác. Vì vậy, chúng ta rất may mắn.
Và với những người đã gắn bó với Facebook từ những ngày đầu, họ đã được thấy người đàn ông quyền lực nhất thế giới thực sự “trưởng thành”. Từ một cậu nhóc hồi hộp đến toát cả mồ hôi khi phỏng vấn đến một người đối diện với Quốc hội Mỹ trong nhiều giờ liền mà không cần chớp mắt (thật đấy). Anh ủng hộ quyền lợi của người da màu, kêu gọi những người khác làm theo. Anh tự phá vỡ phương châm “Move fast and break thing” đã theo đuổi từ rất lâu để chứng minh cho Wall Street và cả thế giới rằng anh sẵn sàng vứt bỏ khối gia tài khổng lồ để bảo vệ chúng ta, những người dùng vẫn đang không ngừng chỉ trích anh.
Mark Zuckerberg có thể ngây thơ, máy móc, không hoàn hảo, nhưng anh cũng hoàn toàn có thể trở thành một con người tồi tệ hơn vậy. Rất may là không, và chúng ta nên cảm thấy mừng vì điều đó.
Vài tháng trước, sau khi bê bối Cambridge Analytica bị phanh phui, vai trò của Facebook trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ bị phơi bày trước toàn thế giới, Mark Zuckerberg đã nói với chúng ta rằng anh dự định tăng đầu tư vào kiểm soát an ninh, và sẽ tăng cường hàng ngàn nhân viên mới vào bộ phận đó. Đây là những gì Mark nói với Quốc hội Mỹ hồi tháng Tư:
“Tôi đã chỉ đạo các nhóm Facebook đầu tư rất nhiều vào bảo mật – nhiều hơn các khoản đầu tư khác mà chúng tôi đang thực hiện – điều đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời của chúng tôi trong tương lai“.
Sau đó anh nói thêm, như để tăng cường sức nặng cho lời nói: “Nhưng tôi muốn mọi người hiểu rõ ưu tiên của Facebook: bảo vệ cộng đồng quan trọng hơn là tối đa hóa lợi nhuận”.
Nhiều người không tin Mark. Nhiều người đã viết trên Twitter về tất cả những lần Mark nói nhưng không giữ lời. Nhưng lần này, khi Facebook mất đi 120 tỷ USD, Zuckerberg cuối cùng cũng đã thực hiện được những gì mình từng nói.
Và đây là một sự thật không ai dám nhìn thẳng vào: “Mark Zuckerberg đã nói với chúng ta rằng anh ấy sẽ đặt sự an toàn của người dùng lên trên lên trên lợi nhuận. Anh ấy đã làm điều đó. Phố Wall có thể không thích nó, nhưng không có cách nào khác: người đàn ông này đã giữ đúng lời nói”.
Facebook không sụp đổ vì Nga, Trump, tin giả hay bất kỳ thứ gì khác. Sự sụp đổ bắt đầu khi Wall Street chứng kiến Mark Zuckerberg thực hiện lời hứa, và thực sự đặt người dùng lên trên lợi nhuận. Wall Street, với những kẻ vốn chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chợt nhận ra những ngày tháng tươi đẹp ấy chỉ còn là quá khứ.
Mark Zuckerberg đã phạm nhiều sai lầm, và tất cả chúng ta đều đã thấy chúng. Một số sai lầm được tạo ra khi anh chỉ là một cậu thanh niên trong phòng ký túc xá, nhưng một số sai lầm lại được thực hiện bằng tất cả những quyền lực, với sự trợ giúp của những bộ não thiên tài, ưu tú nhất. Nhưng bạn cũng nên nhớ điều này:
Mark Zuckerberg có một công việc không giống với bất kỳ ai trong lịch sử của thế giới.
Không có ai trên trái đất này – không phải Tim Cook, không phải Bill Gates, không phải Donald Trump, thậm chí không phải Đức Giáo Hoàng – có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến 1/3 dân số thế giới (Facebook có 2,23 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng tính đến ngày 30/6/2018) chỉ bằng một cú click đơn giản. Mark Zuckerberg đã hoàn toàn thay đổi các cuộc bầu cử – anh đã ảnh hưởng đến mọi loại sự kiện trên toàn cầu. Nhưng không có một người đàn ông 34 tuổi nào trên hành tinh có thể điều hành một công ty có tầm vóc to lớn như vậy một cách hoàn hảo. 44 tuổi, 54 tuổi, 64 tuổi cũng không. Mark có thể ngây thơ, nhưng anh không phải là người độc ác. Vì vậy, chúng ta rất may mắn.
Và với những người đã gắn bó với Facebook từ những ngày đầu, họ đã được thấy người đàn ông quyền lực nhất thế giới thực sự “trưởng thành”. Từ một cậu nhóc hồi hộp đến toát cả mồ hôi khi phỏng vấn đến một người đối diện với Quốc hội Mỹ trong nhiều giờ liền mà không cần chớp mắt (thật đấy). Anh ủng hộ quyền lợi của người da màu, kêu gọi những người khác làm theo. Anh tự phá vỡ phương châm “Move fast and break thing” đã theo đuổi từ rất lâu để chứng minh cho Wall Street và cả thế giới rằng anh sẵn sàng vứt bỏ khối gia tài khổng lồ để bảo vệ chúng ta, những người dùng vẫn đang không ngừng chỉ trích anh.
Mark Zuckerberg có thể ngây thơ, máy móc, không hoàn hảo, nhưng anh cũng hoàn toàn có thể trở thành một con người tồi tệ hơn vậy. Rất may là không, và chúng ta nên cảm thấy mừng vì điều đó.